Hòa Bình: Lập dự án nhà máy phân vi sinh, trồng thảo dược để… đổ trộm rác thải

(Ngày Nay) - Cấp phép một dự án rất lớn cho một hộ dân cá thể nhưng thay vì thực hiện dự án thì hộ dân này đã bí mật chở hơn 600 tấn rác về chôn trộm tại đây.
Xin làm dự án nhà máy xử lý, sản xuất phân vi sinh nhưng hộ dân được cấp phép lại đổ trộm rác thải
Xin làm dự án nhà máy xử lý, sản xuất phân vi sinh nhưng hộ dân được cấp phép lại đổ trộm rác thải

Được UBND huyện Lương Sơn và tỉnh Hòa Bình chấp thuận cho mở dự án trên vùng đất đã được Chính phủ phê duyệt là vùng nguyên liệu xi măng quốc gia, tuy nhiên, thay vì thực hiện dự án thì một hộ dân cá thể đã bí mật chở hơn 600 tấn rác về chôn trộm tại đây. Sự việc bị phát hiện, chính quyền huyện Lương Sơn đã yêu cầu dựng hoạt động đối với dự án này, còn phía tỉnh Hòa Bình vẫn chưa có quyết định cụ thể…

Cấp phép dự án lớn cho… hộ cá thể

Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thì sự việc đổ trộm hơn 600 tấn rác thải không rõ từ đâu xảy ra từ cuối năm 2017. Hiện tại, toàn bộ số rác thải này vẫn chưa được xử lý, còn phía chính quyền huyện Lương Sơn vẫn chưa tìm ra được biện pháp xử lý.

Quá trình tìm hiểu thông tin cho thấy, UBND huyện Lương Sơn đã cho cá nhân ông Vũ Hùng Tiến (hộ khẩu thường trú tại số 8B, ngõ 81/24/30, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) thuê 21,2 ha đất có thời hạn 50 năm.

Trong hồ sơ xin cấp phép dự án, ông Vũ Hùng Tiến có nêu rõ, việc xin đất này nhằm phục vụ xây dựng nhà máy sản xuất phân lân vi sinh, xử lý rác thải và trồng cây dược liệu. Quy mô của dự án ban đầu được đánh giá là rất lớn nhưng điều khó hiểu là tại sao phía UBND huyện Lương Sơn lại có kiến nghị lên phía UBND tỉnh Hòa Bình để cấp phép cho ông Vũ Hùng Tiến.

Hòa Bình: Lập dự án nhà máy phân vi sinh, trồng thảo dược để… đổ trộm rác thải ảnh 1Được phê duyệt làm dự án nhà máy nhưng ông Vũ Hùng Tiến lại dùng để đổ trộm rác 

Điều đáng nói là, sau khi được phê duyệt dự án, thay bằng việc triển khai các công việc xây dựng theo đề án thì ông Vũ Hùng Tiến đã bí mật chở rác thải về... đổ trộm. Sự việc này chỉ dựng lại sau khi người dân địa phương phát hiện và chính quyền vào cuộc. Cho đến khi UBND huyện Lương Sơn yêu cầu ông Vũ Hùng Tiến dừng toàn bộ việc đổ rác vào khu vực được phê duyệt dự án thì số rác thải bị đổ trộm đã lên tới hơn 600 tấn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Đua, Phó chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra sự việc, huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng ngay lập tức kiểm tra và yêu cầu ông Vũ Hùng Tiến phải dừng toàn bộ việc đổ trộm rác thải. Bên cạnh đó, huyện Lương Sơn cũng đã tiến hành kiểm tra, rà soát để xem lại toàn bộ việc thực hiện dự án đã trình duyệt của ông Tiến.

Trước câu hỏi về việc tại sao lại cấp phép một dự án có quy mô rất lớn cho một hộ cá thể như ông Vũ Hùng Tiến, ông Nguyễn Đình Đua cho biết: Việc cấp phép được xem xét kỹ lưỡng, phòng tài nguyên môi trường của huyện cũng đã có sự kiểm tra cụ thể trước khi có đề xuất lên phía UBND nhân tỉnh Hòa Bình…

Cấp phép lên cả vùng nguyên liệu xi măng

Tìm hiểu thêm thông tin về quá trình cấp phép cho dự án của gia đình ông Vũ Hùng Tiến được biết, một phần diện tích rất lớn của dự án này đã nằm chồng lên vùng được quy hoạch nguyên liệu xi măng đến năm 2020 mà chính phủ đã phê duyệt.

Theo phản ánh của Công ty Bình Minh-Chủ sở hữu Công ty xi măng Trung Sơn thì, hiện nay có nhiều công ty được UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường, nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu xi măng của Nhà máy xi măng Trung Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) quy hoạch và UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép.

Mặc dù phía Công ty Bình Minh đã nhiều lần đề xuất và kiến nghị lên UBND tỉnh thu hồi giấy phép và không tiếp tục cấp phép cho các công ty chồng lấn vào quy hoạch vùng nguyên liệu xi măng của nhà máy, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. 

Riêng dự án mà UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp phép cho gia đình ông Vũ Hùng Tiến đã chồng lấn 3,5ha vào khu vực Nhà máy xi măng đã được TTCP quy hoạch. Ngay thời gian đó, hàng trăm tấn rác thải được chở ùn ùn vào sau chân núi chất thành bãi ngổn ngang tại chân mỏ đá của Nhà máy xi măng Trung Sơn.

Trước tình hình trên, Công ty Bình Minh đã kiến nghị UBND huyện Lương Sơn, UBND tỉnh Hòa Bình và các sở ngành liên quan trả lại diện tích đã cấp phép chồng lấn vào khu vực khai thác của nhà máy thì sự việc đã được dừng lại.

Hòa Bình: Lập dự án nhà máy phân vi sinh, trồng thảo dược để… đổ trộm rác thải ảnh 2Tỉnh Hòa Bình cấp phép dự án cả vào vùng nguyên liệu xi măng được Chính Phủ phê duyệt trước đó 

Tuy nhiên, cho đến nay phía Công ty Bình Minh vẫn chưa nhận được quyết định thu hồi diện tích đã cấp chồng lấn vào dự án để trả lại vùng nguyên liệu xi măng theo quyết định 1065 của TTCP.

Trước vấn đề này, bà Trần Tố Chinh - Phó Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Hòa Bình cho biết: “Theo Quyết định 1065 của TTCP Phê duyệt vùng nguyên liệu xi măng quốc gia, khe núi Lộc Môn và thung giữa hai dãy núi nằm trong vùng dự trữ khoáng sản làm vật liệu xi măng 220ha, trong tọa độ bản đồ là 373ha”. Tuy nhiên, bà Chinh lại cho rằng: Quy hoạch của TTCP như vậy, nhưng có thể điều chỉnh chứ không hoàn toàn thuộc về nhà máy xi măng Trung Sơn.

Đầu 2017, có một dự án xử lý chất thải rắn, được hoạch định trong đồ án xử lý rác thải vùng thủ đô Hà Nội đã được TTCP phê duyệt tại các vùng lân cận Thủ đô, trong đó có khu vực Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Nhà đầu tư ở Hà Nội họ đã nghiên cứu và làm việc với UBND huyện Lương Sơn và được huyện giới thiệu ở khe núi Lộc Môn. Khi lấy ý kiến ở huyện từ HĐND, UBND đều thống nhất bố trí khu xử lý rác thải vào khe núi Lộc Môn. Huyện thống nhất như vậy, sau đó gửi lên UBND Tỉnh và UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng để xem xét.

Về phía Sở xây dựng, sau khi xem xét thấy đúng là có việc chồng lấn quy hoạch. Sở đã báo cáo UBND tỉnh là trùng quy hoạch với Quyết định 1065 năm 2010 mà TTCP đã phê duyệt; đồng thời báo cáo TTCP cho phép điều chỉnh để cho phép xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở chỗ không có phần đá. Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ xây dựng, và các bộ liên quan cho ý kiến và đã được các Bộ đồng ý. Nhưng hiện nay ở cấp tỉnh vẫn chưa thực hiện gì, mới chỉ đang ở bước xem xét vị trí, địa điểm và vẫn phải chờ ý kiến cao nhất là của TTCP".

"Trong quá trình rà soát, mặc dù biết chồng lấn, nhưng Sở thấy rằng, phần khe núi nằm trong quy hoạch nhưng không có đá, thấy lãng phí nên tách ra dành cho quy hoạch xử lý rác thải. Chúng tôi đã trao đổi với phía nhà máy xi măng Trung Sơn: mặc dù quy hoạch của Chính phủ là như vậy nhưng không có nghĩa là giao tất cho Nhà máy xi măng Trung Sơn, có thể giao cho cả các nhà máy khác. Sở Xây dựng làm đúng quy trình nếu TTCP đồng ý thì mới cho tiến hành các bước tiếp theo”, bà Chinh nói.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.