Hoà Bình: Thoát nghèo từ các mô hình du lịch cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đang là một hướng đi chủ đạo, góp phần không nhỏ tạo sinh kế bền vững cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên làm giàu gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc là điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách.
Xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc là điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách.

Ghi dấu ấn trong lòng du khách

Các mô hình làm du lịch cộng đồng nhiều năm qua đã tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình, góp phần đưa hình ảnh vùng đất, con người cùng nét văn hóa đặc trưng của xứ Mường Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước, đồng thời phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình Bùi Xuân Trường cho biết, phần lớn du khách đến Hòa Bình đều lựa chọn trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng. Đây là loại hình du lịch dễ tiệm cận với du khách bởi sự gần gũi, dân dã, khách du lịch được tham quan trải nghiệm không gian kiến trúc văn hóa đặc trưng và cuộc sống sinh hoạt của người bản địa.

Với sự trợ giúp của Tổ chức phi chính phủ Action on Poverty (AOP) của Australia tại Việt Nam cùng chính quyền huyện Đà Bắc, người dân xóm Đá Bia đã xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Hiện xóm Đá Bia có 5 nhà nghỉ cộng đồng gồm: Ngọc Nhềm, Đinh Thu, Quang Thọ, Lakeview và Văn Hiếu; không gian sinh hoạt gắn với đời sống văn hóa "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui" của đồng bào Mường Ao Tá, Đà Bắc.

Chủ homestay Lakeview tại xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, bà Đinh Thị Yệu cho biết, xóm Đá Bia là một ốc đảo nhỏ trên địa phận xã Tiền Phong. Trước đây, người dân trong xóm làm kinh tế manh mún gắn liền với sông nước, đời sống khó khăn. Từ khi làm mô hình du lịch cộng đồng, bà con được hỗ trợ, cải tạo xây dựng lại nhà sàn, đồng thời giữ nguyên kiến trúc cùng nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Mường nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú cùng các dịch vụ tham quan trải nghiệm của du khách. Các hộ kinh doanh homestay tại Đá Bia đoàn kết, chia sẻ cùng phát triển, ổn định cuộc sống.

Cũng ở huyện Đà Bắc, người dân xóm Ké, xã Hiền Lương xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng. Các homestay như Hữu Thảo, Sánh Thuần, Sắc Luyến… phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách tham quan thưởng lãm vịnh Hiền Lương. Đồng thời, trên vùng hồ Hòa Bình, du khách còn trải nghiệm các dịch vụ khác như bơi bè mảng, chèo thuyền kayak, tham quan vãn cảnh đền Chúa Thác Bờ, câu cá trên các lồng bè giữa hồ…

Bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc là một bản du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa người Dao Tiền. Bản nằm trên lưng chừng dải núi Biều hùng vĩ, cạnh những cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn, tạo nên bức tranh phong cảnh đầy lãng mạn. Xóm Sưng có 75 hộ gia đình với 100% là đồng bào dân tộc Dao Tiền có các homestay như Xuân Lan, Nhất Quý, Thành Chung, phục vụ nhu cầu lưu trú cho du khách.

Nơi đây vẫn còn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền đang được người dân và chính quyền huyện Đà Bắc giữ gìn, đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng. Đến với xóm Sưng, du khách không những được khám phá văn hóa bản địa, tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, kiến trúc nhà ở và cuộc sống sinh hoạt... mà còn có thể đi bộ qua những cánh rừng già, hay đạp xe theo đường mòn qua các điểm homestay ở Tiền Phong.

Hoà Bình: Thoát nghèo từ các mô hình du lịch cộng đồng ảnh 1

Đón du khách ghé thăm và trải nghiệm tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc

Ngoài ra, tại Hòa Bình còn có các điểm du lịch cộng đồng khác được du khách yêu thích như: Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc nằm bên vịnh Ngòi Hoa thơ mộng; xóm Tiện, xã Thung Nai, huyện Cao Phong; xóm Tháu xã Thái Bình; xóm Bích Trụ, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình hay Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) là nơi hình thành và phát triển loại hình du lịch cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam từ những năm 1990.

Chị Lê Thu Trang (Hà Nội) chia sẻ, gia đình chị đã đến du lịch rất nhiều lần ở Hòa Bình, điều tuyệt vời nhất là các thành viên trong gia đình được trải nghiệm những điểm du lịch cộng đồng bình dị và rất đẹp của Hòa Bình. Mỗi chuyến đi, gia đình được hòa mình vào những phong tục tập quán và nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống được người dân nơi đây bảo tồn, gìn giữ; thưởng thức các món ăn đặc trưng cá nướng, gà nấu măng chua, rau đồ...

Các bạn nhỏ được đạp xe, đi bộ tham quan bản làng, tìm hiểu nét kiến trúc riêng có từ những nếp nhà sàn cổ của đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Thái hay đắm mình trong vẻ thanh bình của cảnh quan sông núi, thác nước, hang động và được cùng người dân đánh bắt thủy sản, trải nghiệm cách nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình.

Theo ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, loại hình du lịch cộng đồng đã lan rộng và triển khai thành công ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Hòa Bình, nhất là các bản vùng cao, nơi đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông sinh sống.

Mỗi điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đều dựa trên nền tảng nguồn tài nguyên phong phú, kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, góp phần tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Đồng thời, chú trọng đến dịch vụ đón tiếp khách lưu trú, duy trì cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái… Đây chính là những yếu tố quan trọng thu hút du khách đến với tỉnh Hòa Bình.

Gắn với xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 290 hộ du lịch cộng đồng, đón trên 1,65 triệu lượt khách tham quan du lịch; tổng thu từ khách du lịch cộng đồng chiếm 19,5% tổng thu từ khách du lịch. UBND tỉnh Hòa Bình cũng sẽ hỗ trợ nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng cho các xã khu vực miền núi; hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch cộng đồng…

Trên cơ sở quy hoạch các khu, điểm du lịch cộng đồng, chính quyền tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các địa phương vận động người dân tham gia vào kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Các cấp chính quyền đầu tư hạ tầng cơ bản như xây dựng đường kết nối các bản làng với nhau; phát triển hệ thống bưu chính - viễn thông; bảo tồn các làng nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa…

Đồng thời, tạo điều kiện để người dân tham gia các khóa tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ để ứng dụng vào việc đón tiếp, phục vụ du khách. Đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình có hơn 20 điểm du lịch cộng đồng và trên 150 nhà nghỉ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết, UBND tỉnh Hòa Bình sẽ tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với đó, tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư du lịch; hỗ trợ công tác giải quyết các thủ tục hành chính… tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án.

UBND tỉnh Hòa Bình ưu tiên và lồng ghép nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông và các bến cảng, bến thuyền kết nối các điểm du lịch; tăng cường liên doanh, liên kết, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hoàn thành mục tiêu Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030./.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?