Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục

Công chúng Nepal và một số nước giận dữ đổ bộ trên fanpage của Hoa hậu Thế giới sau đêm chung kết. Cách chọn theo từng châu lục khiến châu Á bị loại quá nhiều thí sinh mạnh.
Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục

"Nếu Hoa hậu Thế giới chọn ra 5 Hoa hậu của các lục địa rồi đưa họ vào Top 5 để chọn ra Hoa hậu Thế giới, tại sao không để các châu lục tự tổ chức chọn hoa hậu rồi đưa 5 người họ đến Trung Quốc và chọn ra Hoa hậu Thế giới", bình luận của một độc giả ví von về tính "cơ cấu vùng miền" của Hoa hậu Thế giới năm nay.

"Tôi không thỏa mãn với kết quả của Hoa hậu Thế giới 2018. Ai chiến thắng cũng được, tôi sẽ thấy thuyết phục hơn khi họ không được chọn theo từng châu lục. Sự thiếu sót của format này là các thí sinh chất lượng sẽ bị gạt bỏ vì số lượng có hạn. Thật lòng mà nói, sự tôn trọng của tôi với cuộc thi đang biến mất", độc giả Dizon El Tauruz viết.

Chọn theo châu lục: Format sai lầm?

Có hàng trăm bình luận trên fanpage chính thức của Hoa hậu Thế giới đưa ra ý kiến tương tự. Bức ảnh công bố người đẹp Mexico đăng quang cũng nhận được hàng trăm biểu tượng cảm xúc phẫn nộ. Nhưng cách công chúng bình luận cho thấy họ không phản đối cô mà phản đối cách cô được lựa chọn.

Format chọn Top 12 và Top 5 theo từng châu lục và khu vực của Hoa hậu Thế giới 2018 hiện để lại dư luận xấu. Ngay từ lý thuyết, format này đã gây bất an vì nếu chọn như vậy, các khu vực sẽ có số suất vào vòng trong cố định, điều này sẽ gây bất công nếu khu vực đó quá nhiều thí sinh mạnh nhưng lại phải gạt bỏ để đảm bảo con số này.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 1

12 thí sinh châu Á và châu Đại Dương chỉ để chọn ra 3 - tỷ lệ quá khắc nghiệt này khiến công chúng phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình.

Và thực tế đã chứng minh điều đó. Khu vực châu Á với số lượng thí sinh mạnh đông đảo của cuộc thi năm nay (Nepal, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...) lại bị ghép chung với châu Đại Dương, đẩy số lượng thí sinh khu vực này lên thành 12. Và tỷ lệ chọi là 3/12. Một cuộc thanh lọc quá khắc nghiệt.

Nhiều người cho rằng tỷ lệ chọi của khu vực gộp này phải là 5/12 thì mới hợp lý. Trong khi đó, khu vực Caribbean với 3 thí sinh vào Top 3 lại có tỷ lệ chọi 2/3. Điều này càng khiến công chúng châu Á phẫn nộ hơn. Nhiều người đã lên fanpage của Hoa hậu Thế giới đòi phải công khai cách chọn tỷ lệ chọi, tại sao lại có chênh lệch quá lớn như vậy giữa các khu vực.

Độc giả Aditto Ami viết: "Tại sao Caribbean có thể đứng riêng mà châu Á và châu Đại Dương lại phải ghép thành một, cũng như 2 lục địa của châu Mỹ ghép thành một?".

Ý kiến quyết liệt nhất cho rằng không nên chọn theo khu vực hay châu lục. Vì như vậy, sẽ không có sự cạnh tranh thực sự giữa các thí sinh trên toàn thế giới mà là cạnh tranh theo châu lục.

"Đây là Hoa hậu Thế giới chứ đâu phải Hoa hậu Liên lục địa", một khán giả bình luận.

Thất bại của đại diện Nepal gây phẫn nộ

Ngay trước thềm đêm chung kết, Hoa hậu Nepal Shrinkhala Khatiwada là ứng viên nặng ký bậc nhất cho danh hiệu Hoa hậu khi cô đã đoạt 2 giải phụ quan trọng là Hoa hậu Nhân ái và Truyền thông. Trong đêm chung kết, phần thể hiện của đại diện Nepal cũng rất ấn tượng. Cô được kỳ vọng là trở thành Hoa hậu Thế giới của khu vực châu Á trước khi tiến xa hơn.

Thế nhưng, trong sự ngỡ ngàng của công chúng Nepal, Khatiwada bị loại khỏi Top 5 và ngôi vị Hoa hậu Thế giới châu Á thuộc về đại diện Thái Lan.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 2

Đại diện Nepal không có mặt trong Top 5 vì chính sách "mỗi châu lục một hoa hậu", khiến nhiều khán giả phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình.

Người hâm mộ Nepal dường như không thể nuối trôi thất bại này. Các bình luận dưới kết quả cũng như hình ảnh của tân Hoa hậu Thế giới người Mexico trên fanpage của cuộc thi, phần lớn đến từ Nepal. Đó là những bình luận phản đối, cho rằng thí sinh Nepal đã bị đối xử bất công, và tuyên bố họ thất vọng vì tính công tâm của Hoa hậu Thế giới.

Độc giả Neetu Gurung viết: "Cách chọn Top 5 thật kỳ lạ và không logic. So với Thái Lan và New Zealand, Nepal đã giành các giải phụ quan trọng trước đó. Cô ấy cũng là thí sinh nổi tiếng nhất và dẫn đầu về lựa chọn của khán giả. Cô ấy tự tin và rành mạch. Tôi cảm thấy không công bằng".

Không chỉ công chúng Nepal, công chúng nhiều nước khác cũng có chung suy nghĩ này và chia buồn với đại diện của đất nước Nam Á. "Mục đích của Hoa hậu Thế giới là nhân ái nhưng người thắng giải Nhân ái vẫn trượt top 5", độc giả Phú Tăng viết.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 3

Khán giả tranh cãi nhiều nhưng thừa nhận nhan sắc của tân Hoa hậu Thế giới Vanessa Ponce. Ảnh: Missology.

Với số lượng bình luận phản đối nhiều đến mức dày đặc trên fanpage, Hoa hậu Thế giới đang gặp khủng hoảng truyền thông nhẹ sau đêm chung kết. Tất cả đến từ format gây tranh cãi và thiếu công khai các tiêu chí.

Bên cạnh những tranh cãi này, khán giả cũng thừa nhận tân Hoa hậu Thế giới Vanessa Ponce (người Mexico) xinh đẹp và trả lời ứng xử hay. Kết quả này không bị cho là thiếu thỏa đáng.

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.