Hoàn lưu bão số 3 khiến 4 người chết và 13 người mất tích

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 14 giờ ngày 4/8, hoàn lưu bão số 3 đã làm 4 người chết.
Đưa người bị thương từ bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đi chữa trị. Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN
Đưa người bị thương từ bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đi chữa trị. Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN

Nỗ lực tìm kiếm người mất tích

Bốn người thiệt mạng bao gồm: Anh Thao Văn Súa, là Trưởng công an xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát; anh Vàng A Lâu ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa; bà Trần Thị Tư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; cháu Lò Văn Nghị (9 tuổi), trú tại bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, tỉnh Điện Biên.

Ngoài ra, có 13 người bị mất tích ở Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, hiện gạo, mì tôm, nước sạch đã được chuyển vào bản Sa Ná giúp bà con không bị đói, khát. Có 75 hộ với trên 300 người trong bản Sa Ná vẫn ổn định cuộc sống. 5 người bị thương đang được các y, bác sỹ Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn chữa trị, chăm sóc. Trong đó em Nguyễn Minh Lâm (sinh năm 2004), bị đa chấn thương đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Thanh Hóa đã dùng ca nô vượt 3 km sông Luồng đưa ra ngoài để điều trị.

Sáng cùng ngày, lực lượng viễn thông Viettel cũng đã nối lại được liên lạc với bản Sa Ná giúp công tác tìm kiếm cứu nạn gặp thuận lợi hơn. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được  bản Son và bản Ché Lầu của xã Na Mèo để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tiếp tế lương thực.

Hiện có 500 cán bộ chiến sỹ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó có gần 390 cán bộ, chiến sỹ là lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cùng với lực lượng các ban, ngành, đoàn thể địa phương và người dân chia thành 3 mũi phối hợp tìm kiếm dọc 2 bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Các mũi được chia làm nhiều nhánh, tổ để tìm kiếm. Trên địa bàn huyện Quan Sơn hiện nay nước sông chảy xiết, địa hình nhiều nơi bị chia cắt do mưa lũ nên việc tìm kiếm vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng mới tìm kiếm được 7 người đưa vào bờ an toàn và đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Quan Sơn và xã Na Mèo. Hiện 12 người ở bản Sa Ná xã Na Mèo và bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy vẫn chưa được tìm thấy.

Tại tỉnh Điện Biên, sau khi nhận được thông tin có 2 người bị chết và mất tích tại huyện Điện Biên Đông, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã huy động lực lượng, cử cán bộ tới hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm các nạn nhân. Đến 6 giờ ngày 4/8, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy thi thể cháu Lò Văn Nghị trên suối Lư (cách nơi bị cuốn trôi hơn 3 km); còn cháu Lò Văn Thuận vẫn chưa tìm thấy. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Điện Biên Đông vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị mất tích, đồng thời thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân.

Giao thông vẫn bị tắc nghẽn cục bộ

Hoàn lưu bão số 3 khiến 4 người chết và 13 người mất tích ảnh 1

Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 12 Điện Biên - Lai Châu. Ảnh: TTXVN

Huyện Nậm Pồ, Điện Biên mưa lũ khiến cho công trình ngầm Nà Khoa bắc qua suối Nậm Pồ (thuộc địa phận xã Nà Khoa) bị cuốn trôi một phần, giao thông từ trung tâm huyện đến các xã: Nà Khoa, Nậm Nhừ, Na Cô Sa tạm thời bị chia cắt trong nhiều giờ. Chính quyền huyện Nậm Pồ đã điều động nhân lực và máy móc tiến hành khắc phục sự cố. Đến trưa 4/8, tạm thời xe máy có thể dắt bộ qua được khu vực này, các phương tiện như ô tô chưa thể lưu thông.

Các địa phương khác như: huyện Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé mưa lũ khiến cho một số cột điện bị xói lở móng, có nguy cơ đổ gãy. Trước tình trạng trên, Công ty Điện lực Điện Biên đã nhanh chóng khắc phục sự cố, dùng dây cáp néo ngang tuyến không để đổ cột, duy trì vận hành và cử cán bộ thường xuyên kiểm tra địa bàn.

Tại tỉnh Sơn La, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, đêm 3 và sáng 4/8, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa vừa và mưa to. Trong đó, tại huyện Mộc Châu, nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến cho nhiều gia đình ở tiểu khu 1, tiểu khu 3 và một số bản ở xã Đông Sang bị ngập sâu trong nước.

Ngay khi nước lũ đổ về, lực lượng chức năng của huyện Mộc Châu đã nhanh chóng có mặt tại vùng lũ phối hợp với các lực lượng của địa phương hỗ trợ nhân dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Đến trưa 4/8, mặc dù mưa đã ngớt nhưng nhiều khu vực vẫn ngập sâu trong nước và nhiều hộ vẫn bị cô lập.

Trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh  Sơn La từ đêm 1 đến sáng 4/8, đã xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc. Tính đến trưa 4/8, mưa lớn đã làm 1 nhà bị đổ sập tại bản Bó, xã Quang Minh; 7 hộ bị sạt lở, đá lăn phải di chuyển khẩn cấp người và tài sản tại các xã Quang Minh, Chiềng Xuân, Tân Xuân, Mường Tè; 13 hộ nhà bị tốc mái tại các xã Mường Men, Mường Tè.

Cùng với đó, mưa lớn làm tuyến đường từ xã Chiềng Khoa đi xã Mường Men tại cầu tràn Nà Tén bị nước ngập sâu, hiện các phương tiện không đi lại được; tuyến Quốc lộ 6 cũ từ xã Lóng Luông đi xã Chiềng Yên bị sạt lở, ô tô không di chuyển được. Tuyến đường Tỉnh lộ 102, tại khu vực bản Mường An mặt đường bị hư hỏng khoảng 7 m; khu vực bản Pa Cốp, xã Vân Hồ bị sạt lở đất đá ô tô không lưu thông được; đoạn từ xã Xuân Nha đi bản Cột Mốc, xã Tân Xuân bị sạt lở một số điểm hiện tại chưa được khắc phục. Tuyến đường đi xã Chiềng Yên tại khu vực bản Nà Bai bị sạt ta luy dương xuống đường, nước không thoát kịp làm hư hỏng mặt đường, chiều dài khoảng 20 m, hiện tại ô tô không lưu thông được, có 353 con gia súc gia cầm bị chế, cuốn trôi, 800 m3 đất đá, bê tông bị thiệt hại... Ngoài ra, mưa lớn còn làm thiệt hại về sản xuất của bà con nhân dân ước tính trên 2 tỷ đồng. 

Sáng 4/8, trên quốc lộ 3 đoạn qua địa phận thôn Bản Giác, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá. Hiện tại tuyến đường Bắc Kạn - Hà Nội đang bị cô lập.

Tỉnh Điện Biên, Quốc lộ 12 nối hai tỉnh Điện Biên - Lai Châu xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Hoàn lưu bão số 3 khiến 4 người chết và 13 người mất tích ảnh 2

Mưa lớn, nước tràn vào nhà dân ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Chiều 4/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công văn đề nghị các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão tập trung giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.

Tại địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ngày 4/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu trực tiếp đến tận huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Đoàn xác định việc đầu tiên là cùng với lực lượng tại địa phương khắc phục và đảm bảo công tác thông tin thông suốt, tiếp cận  để cứu trợ và cung cấp lương thực, nước uống, điện sinh hoạt cho nhân dân các bản bị chia cắt, cô lập; khẩn trương tìm kiếm người mất tích; kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; nhất là các công trình đang thi công; triển khai phương án chống ngập úng tại đô thị.

"Hiện nay, lực lượng quân đội đã đưa sẵn các trang thiết bị để khi vào đến vùng bị chia cắt có thể đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo. Phải đảm bảo thông tin liên lạc và tiếp cận được với 17 bản trong đó đang có 7 bản bị chia cắt của huyện Quan Sơn". Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh như vậy.  

Bộ trưởng lưu ý: Sau bão, cần tiếp tục rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng phương án ứng phó; tổ chức canh gác tại các ngầm tràn, các tuyến đường dễ xảy ra ngập, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục sự cố các tuyến đường giao thông bị sạt lở. Theo dõi chặt chẽ diễn biến hồ Hòa Bình, các hồ đang thi công, lũ trên một số sông, suối; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, công trình xung yếu, bị sự cố và đang thi công... Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục tăng cường công tác dự báo về diễn biến mưa lũ và có thông tin cảnh báo kịp thời.

Theo Báo Tin tức
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.