Giải thích Với 55 năm sống trong cung cấm, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ hoàng thái hậu hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu hoặc Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu) là một trong số bà hoàng đức cao vọng trọng, quyền uy nhất triều Nguyễn.
2 Bà tên thật là gì?
icon
Hồ Thị Chỉ
icon
Mai Thị Vàng
icon
Phạm Thị Hằng
Giải thích Từ Dụ hoàng thái hậu (20/6/1810 – 12/5/1902) tên thật là Phạm Thị Hằng, là con gái của Thượng thư Bộ lễ Phạm Đăng Hưng.
3 Quê của bà ở đâu?
icon
Hậu Giang
icon
Kiên Giang
icon
Tiền Giang
Giải thích Bà xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, về sau thuộc khu vực ngoại thành thị xã tỉnh lỵ Gò Công thuộc tỉnh Gò Công, ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.
4 Bà là vợ của vị vua nào sau đây?
icon
Vua Minh Mạng
icon
Vua Thiệu Trị
icon
Vua Tự Đức
Giải thích Bà là hoàng phi của vua Thiệu Trị, ông vua thứ ba của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1840-1847.
5 Bà được tuyển vào cung từ năm bao nhiêu tuổi?
icon
14 tuổi
icon
15 tuổi
icon
16 tuổi
Giải thích Năm 14 tuổi, bà được Thuận Thiên Cao hoàng hậu (vợ thứ của vua Gia Long) tuyển vào cung hầu Hoàng thế tử Miên Tông, vì Miên Tông mồ côi mẹ lúc 13 tuổi. Năm 1841, vua Minh Mệnh băng hà, Thế tử Miên Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị, liền phong cho bà Phạm Thị Hằng làm cung tần. Hai năm sau đó bà được phong Nhị giai Thành phi, đứng đầu các tước phi thuộc hàng nhị giai. Năm 1846 bà được phong Quý phi, đứng đầu các cung vì vua Thiệu Trị chưa phong ai ngôi Hoàng hậu và Hoàng quý phi. Năm 1847, vua Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm hầu thuốc thang không nghỉ. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, vua Thiệu Trị dự định phong cho bà làm Hoàng hậu nhưng chưa kịp thì ông băng hà.
6 Bà chính thức được tôn lên ngôi Hoàng thái hậu vào năm nào?
icon
Năm 1848
icon
Năm 1849
icon
Năm 1850
Giải thích Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà, Thái tử Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp, lấy niên hiệu Tự Đức. Sau khi lên ngôi, vua Tự Đức nhiều lần ngỏ ý tấn tôn cho mẹ nhưng bà nhất định chối từ. Ngày 15 tháng 4 năm Tự Đức thứ hai (tức 7/5/1849), nhân dịp khánh thành Gia Thọ cung, bà mới thuận nhận Kim bảo (sách vàng và ấn vàng) và tôn hiệu là Hoàng thái hậu, giúp Hoàng đế Tự Đức việc chính sự. (Ảnh minh họa)
7 Vua Tự Đức là con trai thứ mấy của bà và vua Thiệu Trị?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Giải thích Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) là con trai thứ ba của bà Từ Dụ và vua Thiệu Trị. Bà Từ Dụ vào cung được một năm thì sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa. Năm sau, bà sinh tiếp công chúa Uyên Ý nhưng lên 3 tuổi thì nàng mất. Năm 1829, bà sinh người con thứ ba là trai, đặt tên là Nguyễn Phúc Thì, sau đổi thành Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Bà Từ Dụ nổi tiếng dạy con nghiêm khắc, vua cũng rất có hiếu với mẹ. Suốt 36 năm vua Tự Đức ở ngai vàng, ngày lẻ thì ngự triều, ngày chẵn thì chầu cung. Khi gặp mẹ, vua thường nói việc nước, việc nhà để hỏi ý.
8 Từ khi vào cung cho đến khi qua đời, bà Tự Dụ sống qua các thời vua nào?
icon
Từ Gia Long tới Thành Thái
icon
Từ Minh Mạng tới Thành Thái
icon
Từ Thiệu Trị tới Thành Thái
Giải thích Bà Từ Dụ vào cung năm 1824 khi mới 14 tuổi, là con dâu vua Minh Mạng, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Thái hoàng thái hậu nhà Nguyễn qua đời năm 1902 dưới thời vua Thành Thái. Bà trở thành bà hoàng đức cao vọng trọng nhất triều đình trong 55 năm, là người chứng kiến những thay đổi vương quyền cũng như thăng trầm của triều đại qua các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái.
9 Nhận định nào sau đây đúng khi nói về bà?
icon
Là một người thông minh, cẩn trọng
icon
Là một người sống tiết kiệm
icon
Cả 3 đáp án trên
Giải thích Bà được chồng yêu quý vì thông minh, cẩn trọng, tận tâm dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Khi bà lên hầu hay được hỏi, vua thường gọi là Phi chứ không gọi tên. Được vua sủng ái, vật chất đầy đủ nhưng bà sống tiết kiệm, hay răn dạy cung phi rằng "Còn nhớ lúc nhỏ, gia tư chưa thừa thãi, dầu thắp đèn không đủ suốt đêm. Nay nhờ trời, nhờ tổ giàu có bốn biển, một tơ một hạt đều là máu mỡ của dân".
10 Tên của bà được đặt cho Bệnh viện Từ Dũ - bệnh viện phụ sản lớn nhất TPHCM vào năm nào?
icon
Năm 1946
icon
Năm 1948
icon
Năm 1950
Giải thích Tên Thái hậu Từ Dụ hay bị đọc chệch thành Từ Dũ. Bệnh viện Từ Dũ tiền thân là chuyên khoa sản thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire, tức Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay. Năm 1937, thương gia Hui Bon Hoa (chú Hỏa) hiến đất xây Bảo sanh viện Đông Dương. Do chiến tranh, đến năm 1943 bệnh viện mới đi vào hoạt động. Sau nhiều lần đổi tên, bệnh viện mang tên Thái hậu triều Nguyễn vào năm 1948. Đây là một trong những bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước và vấn đề hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư bảo đảm đồng bộ với các tuyến cao tốc, đặc biệt với các tuyến cao tốc sắp đưa vào khai thác.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) – Pháp và 3 Points Aviation – Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ.