Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Nhiều đề xuất nhằm phục hồi nhanh và phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 11/8 đã diễn ra hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp mang chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã phát biểu phản ánh tác động của tình hình thế giới đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc; đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm của người lao động, góp phần phục hồi nhanh và phát triển kinh tế bền vững.

Các doanh nghiệp phản ánh giá xăng dầu, nhiên, nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao; gánh nặng chi phí đang bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thiếu hụt lao động, áp lực chi phí liên quan đến người lao động ngày càng tăng. Vẫn còn khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tình trạng thiếu linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất, giảm đơn hàng cuối năm đang gia tăng, thị trường xuất khẩu có khả năng thu hẹp do các nước nhập khẩu đang gặp khó khăn, nhu cầu giảm. Các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết triệt để gây khó khăn cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển tăng nóng trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, cơ chế quản trị lạc hậu; phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị yếu, thiếu doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và quốc tế dẫn dắt; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghệ trung bình, chủ yếu gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, việc tận dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn hạn chế, chậm và thậm chí chưa quan tâm nhiều đến chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp cũng phản ánh, đề xuất một số vấn đề cụ thể liên quan đến từng lĩnh vực, doanh nghiệp. Theo đó:

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may, thành lập khu công nghiệp dệt may lớn để giải quyết vấn đề về vải, nhuộm, hóa chất…

Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, vấn đề này liên quan đến xử lý nước thải mà nhiều địa phương cũng không mặn mà. Hiệp hội đề nghị các địa phương hỗ trợ, những khu công nghiệp đang tồn tại cũng không có vấn đề gì lớn; cần đảm bảo có nguồn vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng những lợi ích mà FDI mang lại. Về thuế giá trị gia tăng, ông kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính quy định thuế cho sản phẩm dệt may xuất khẩu tại chỗ.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, với quy mô hoạt động của Vietravel gồm 40 văn phòng ở trong nước và 6 văn phòng ở nước ngoài phục vụ 1 triệu khách một năm với doanh thu 7.500 tỷ đồng trước dịch thì trong dịch, doanh nghiệp gần như "đứng hoàn toàn". Nhưng đến nay sau 6 tháng mở cửa, doanh nghiệp đã phục hồi.

Ông Nguyễn Quốc kỳ cho rằng, các gói hỗ trợ của Chính phủ không triển khai được đến doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là mức giảm VAT 2% quá ít, nên quay lại mức giảm là 5%. Du lịch có tính lan tỏa, tác động rất lớn, do đó nên quan tâm và cho mức giảm cao hơn.

Bên cạnh đó, các gói giãn và giảm về tài chính tác dụng quá ngắn, chủ yếu trong giai đoạn dịch, thị trường chưa trở lại nên tác dụng không nhiều. Đề nghị phải xem lại chính sách này. Gói hỗ trợ 2% đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp, như doanh nghiệp du lịch không tiếp cận được, gặp nhiều rào cản. Các ngân hàng đều yêu cầu muốn vay mới phải trả nợ cũ để bảo đảm an toàn và phải có tài sản thế chấp, nhưng tài sản trong 2 năm dịch đều thế chấp hết rồi.

Ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cho biết, những khó khăn, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp hàng không hiện nay là tình hình trên thế giới vẫn diễn ra những xung đột, liên quan đến việc triển khai các đường bay, phải điều chỉnh bay vòng, bay xa, tác động tiêu cực đến hoạt động của hàng không. Giá xăng dầu ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp. Tình hình dịch bệnh tuy đã có giảm những chưa hoàn toàn triệt tiêu, vẫn còn những tiềm ẩn nguy cơ cả quốc tế lẫn trong nước. Nhiều nước vẫn thận trọng trong việc mở cửa bầu trời, khiến thị trường hàng không mất một lượng khách lớn, chậm quá trình phục hồi các đường bay quốc tế.

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Nhiều đề xuất nhằm phục hồi nhanh và phát triển bền vững ảnh 1

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Do đó, ông Phạm Việt Dũng kiến nghị, việc phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, điều tiết kết cấu hạ tầng, giải quyết triệt để tắc nghẽn ở các sân bay lớn; đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng hàng không; cần thiết phải sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của ngành hàng không, kể cả nguồn xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng của ngành.

Bên cạnh đó, cần sớm khôi phục lại đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam, mở rộng thêm những tuyến, đường bay quốc tế, tích cực triển khai các chương trình quảng bá để cải thiện hình ảnh quốc gia, thu hút khách đến Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới; tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất…

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho rằng, chúng ta đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng cảng biển như Hải Phòng, miền Trung, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để tận dụng tối đa sức mạnh, hệ sinh thái thì việc hỗ trợ phát triển đội tàu là hết sức cần thiết. Vừa rồi giá cước tăng gấp 5-7 lần đều rơi vào túi các hãng vận tải biển nước ngoài.

Hiện, Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ vấn đề này nhưng đấu thầu, mua sắm tàu hết sức khó khăn. Vận tải phải liên kết với hàng hóa, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn về xi măng, nhập khẩu than, chúng ta có thể giành 20-30% sản lượng xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề này thì các bộ, ngành nỗ lực thực hiện nhưng chưa đạt được vì nhiều lý do.

Liên quan hoạt động vận tải đường bộ, Chính phủ có nỗ lực hết sức cụ thể. Trong đó bình ổn giá xăng dầu có ý nghĩa quan trọng, cần tiếp tục bình ổn sau quý 2/2023. Theo ông, 60% chi phí logistics là liên quan vận tải đường bộ.

Với tình hình hiện nay, mặc dù đã kiểm soát dịch bệnh, những nguy cơ dịch bệnh mới, vấn đề mới tiềm tàng xảy ra, mong Chính phủ chỉ đạo sát sao, không để ảnh hưởng như đợt giãn cách xã hội năm trước.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, năm 2022, các doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng tăng trưởng. Tuy nhiên, bão giá vật liệu xây dựng, dịch bệnh, vướng mắc pháp lý trong xây dựng, tình hình vẫn còn khó khăn. Đáng chú ý, nợ đọng xây dựng là vấn đề lớn.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam đề nghị các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy chi trả, giải ngân vốn đầu tư công, trong đó cần có chế tài xử lý lãi chậm trả. Về hợp đồng xây dựng, các nhà thầu phải có 4 bảo lãnh, trong khi các chủ đầu tư không có bảo lãnh nào cả, do đó cần xem xét lại cơ chế này. Đối với nguồn tín dụng và lãi suất, các doanh nghiệp bị nợ đọng, phải vay tín dụng ngân hàng và xây dựng không được ưu tiên; đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ngành xây dựng vào ưu tiên.

Theo ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), đối với ngành công nghiệp ô tô, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Do đó kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, ông Phạm Văn Tài kiến nghị Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Luật phát triển công nghiệp vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và giải đáp của các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ sẽ có phát biểu kết luận hội nghị. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.

Ảnh minh hoạ.
Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
(Ngày Nay) - Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06.
Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 7323/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Ảnh minh hoạ.
Kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc - Tây Bắc
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ký kết hợp tác kết nối du lịch Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương - Quảng Ninh. Sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến mới để sự liên kết, hợp tác đi vào chiều sâu, bền vững; mở ra cơ hội hợp tác mới, phát huy vai trò các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch 5 địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và người dân địa phương dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Tôn vinh những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và nhân loại
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, Lễ tưởng niệm lần thứ 203 ngày mất Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du (1820 - 2023) được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng Hội đồng Gia tộc Nguyễn Tiên Điền cử hành tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
(Ngày Nay) - Ngoài lòng tôn kính và vâng phục vị thầy của mình, người học Phật cần tỉnh táo đối chiếu những lời dạy và cách sống của thầy với Kinh - Luật. Nếu không đúng với Kinh-Luật thì hết sức cẩn trọng, không mù quáng tin theo vì vị ấy đã thực hành phi pháp.
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai tặng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lá cờ được thượng cờ ngày 2/9/2023 tại Cột cờ Lũng Pô, rộng 25 m2 tượng trưng cho 25 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn tỉnh biên giới Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dâng hương tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm, làm việc tại Lào Cai
(Ngày Nay) - Chiều ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô; tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung; thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tặng hoa cho các đơn vị tham gia cuộc thi tài năng diễn viên cải lương toàn quốc – 2023.
Khai mạc Cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc
(Ngày Nay) - Tối 23/9, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu khai mạc cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết thực tế hiện nay gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng.
Bệnh thận mạn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, tại Hà Nội, buổi tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” do Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca phối hợp tổ chức đã thu hút trên 50 chuyên gia y tế và đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế); đại diện Ban giám hiệu các trường đại học… tham dự.