Cuộc sống vào năm 2050 dường như sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người ở hiện tại. Sự xuất hiện của dữ liệu lớn (Big Data), Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) hay Vạn Vật Kết Nối – Internet of Things (IoT) trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã cùng tác động lên nhau khiến các mô hình xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục cũ bị thay đổi và giờ đây thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi các cá nhân có thể liên hệ, kết nối hợp tác với nhau một cách dễ dàng, không phân biệt sắc tộc, giới tính, bạn tới từ quốc gia hay các vùng lãnh thổ nào.
Chính vì vậy, câu hỏi cấp bách được đặt ra lúc này dành cho các bậc cha mẹ, nhà trường, những người làm công tác giáo dục hay xã hội là: Một đứa trẻ được sinh ra vào năm 2020 cần làm gì để sống sót vào năm 2050?
Dựa trên thực tế đó, cùng khát vọng vươn tới giáo dục sáng tạo, hội nghị thường niên về tương lai giáo dục Symphony Of The Mind với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ" sẽ diễn ra đầu tháng 10 tới đây sự đồng hành của nhiều cá nhân xuất sắc và đơn vị đi đầu trong ngành sáng tạo tại Việt Nam.
Đó là Giáo sư Howard Gardner - cha đẻ Thuyết Đa Trí Thông Minh, Giám đốc cấp cao của Harvard Project Zero, Giáo sư Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế vào các năm 1988 và 1989.
Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Toán học tại Trường Đại học Paris XI. Năm 2010, ông là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng Huy chương Fields nhờ vào công trình Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Năm 2021, ông được bầu làm thành viên danh dự của Hội Toán học London, Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam.
Bên cạnh những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ thì những tài năng trẻ đã và đang toả sáng ở đa lĩnh vực. Họ là những hạt giống tài năng có thành tích học tập và sáng tạo đầy nổi bật từ hệ thống các trường Ivy League và các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.