Hơn 1.000 công dân Việt Nam được giải cứu khỏi Campuchia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 22/9, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, thông tin về tình hình người Việt tại Campuchia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam rất quan tâm, chú trọng đến công tác bảo hộ công dân trước tình trạng nhiều công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp tại Campuchia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: TTXVN

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo sát sao; đồng thời các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia cũng tích cực, chủ động làm việc với cơ quan chức năng nước bạn để rà soát, mở rộng hơn nữa việc điều tra, xác minh và giải cứu công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới sang Campuchia lao động bất hợp pháp.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã chủ động phối hợp rất hiệu quả với các cơ quan trong nước như Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và các địa phương có liên quan như: Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh và Long An; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh và tiếp nhận công dân Việt Nam sau khi được giải cứu về nước.

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, tính đến ngày 21/9, phía Việt Nam đã phối hợp cùng phía Campuchia giải cứu hơn 1.000 công dân, hỗ trợ làm thủ tục cho hàng nghìn công dân khác.

Về phía Campuchia, các cơ quan chức năng của nước này cũng tích cực hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam trong giải cứu và bảo hộ công dân. Đặc biệt, từ đầu tháng 9/2022, khi Campuchia tổ chức truy quét các tổ chức tội phạm giam giữ, ép buộc người lao động bất hợp pháp, số lượng các công dân Việt Nam được các cơ quan đại diện cùng với phía Campuchia giải cứu đã lên đến khoảng 400 người.

Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Thời gian tới, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, các địa phương có liên quan và phía Campuchia để triển khai các biện pháp tăng cường công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đưa về nước các công dân bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp và quan trọng nhất, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.