Kéo dài thời gian giữa 2 mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19 giúp tăng cường khả năng miễn dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy việc kéo dài thời gian giữa 2 mũi vaccine cơ bản lên 12 tuần sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2.
Kéo dài thời gian giữa 2 mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19 giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Nghiên cứu do Chính phủ Anh tài trợ, được thực hiện trên 5.871 nhân viên y tế, trong đó có 82% là phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người được tiêm mũi thứ hai ít nhất 10 tuần sau mũi một có lượng kháng thể cao gấp 9 lần so với những người được tiêm mũi thứ hai sau 3 tuần. Mức kháng thể cao hơn được tìm thấy ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó những người dưới 25 tuổi cho thấy sự khác biệt lớn nhất, với lượng kháng thể cao gấp 14 lần khi tiêm mũi thứ hai sau 10 tuần so với người được tiêm mũi thứ hai sau 3 tuần. Tuy nhiên, chỉ có một người trong nhóm tuổi dưới 25 được tiêm mũi thứ hai trong vòng 3 tuần nên kết quả nghiên cứu đối với nhóm tuổi này có thể không hoàn toàn chính xác.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Ashley Otter cũng cho biết nghiên cứu chỉ mới theo dõi lượng kháng thể, một phần của phản ứng miễn dịch, nên không thể hiện được toàn bộ khả năng miễn dịch của người được tiêm vaccine. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu để xác định xem liệu các mức kháng thể cao hơn này có tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus SARS-CoV-2 hay không và khoảng thời gian tiêm chủng dài hơn có ảnh hưởng như thế nào đến các phản ứng tăng cường.

Nghiên cứu trên sẽ được công bố tại Hội nghị châu Âu về Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm diễn ra ở Lisbon (Bồ Đào Nha) từ 23 – 26/4 tới.

Tháng 2/2021, Chính phủ Anh đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ từ quốc tế khi quyết định kéo dài khoảng thời gian giữa 2 liều vaccine cơ bản lên 12 tuần để đảm bảo có thêm nhiều người được tiêm liều đầu tiên. Trong khi đó, các quốc gia khác như Mỹ và Israel vẫn tiếp tục tiêm mũi thứ hai sau 3 tuần theo phác đồ tiêm chủng ban đầu do các hãng dược Pfizer và BioNTech khuyến nghị. Pfizer và BioNTech lúc đó cho rằng không có dữ liệu khoa học để làm cơ sở cho quyết định của Chính phủ Anh.

Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
Người học chuyên ngành tâm thần, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, pháp y được hỗ trợ học phí
(Ngày Nay) -  Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học cho người theo học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của nhà nước. Đây là nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Ảnh minh họa
Ghi nhận thêm trường hợp tử vong, Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
(Ngày Nay) -  Chiều 27/11, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trường hợp tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Ảnh minh họa
Nâng cao nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện
(Ngày Nay) -  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng. Sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ, phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, phòng được suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ…
Ảnh minh họa
Bộ Công an ra quân xử lý vi phạm về nồng độ cồn, tai nạn giao thông giảm sâu
(Ngày Nay) -  Từ ngày 30/8/2023 đến ngày 15/10/2023, thực hiện kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, các tổ công tác của Bộ Công an đã triển khai ở 58 địa phương, qua đó phát hiện bàn giao cho công an địa phương 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.