TP.HCM: Gần 100.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều tối 21/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Nhiều nội dung liên quan việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và các hoạt động kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thành phố được đại diện các cơ quan chức năng thông tin.
TP.HCM: Gần 100.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19

Thông tin về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bà Lê Thị Huỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 20/4, thành phố đã tiêm cho 93.562 trẻ. Bên cạnh đó, có 1.798 trẻ hoãn tiêm do đã mắc COVID-19 và chưa đủ thời gian để tiêm vaccine.

Ngoài ra, có 458 trẻ được chỉ định chuyển đến bệnh viện để tiêm do có bệnh nền hoặc có cơ địa béo phì. Các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm đều được được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiện sức khoẻ ổn định. Công tác tổ chức tiêm chủng diễn ra trật tự, an toàn, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Về trường hợp của một số phụ huynh có con học tiểu học nhưng chưa có mã định danh, mong muốn được tiêm, bà Lê Thị Huỳnh Như cho biết, ngành y tế sẵn sàng hỗ trợ cho các cháu được tiêm. Trong quá trình tiêm, cơ quan chức năng sẽ ghi nhận lại thông tin của trẻ để tiêm xong thì tiến hành cấp mã định danh sau.

Bà Lê Thị Huỳnh Như khuyến nghị phụ huynh, gia đình của trẻ trong trường hợp sau khi tiêm vaccine trẻ bị sốt cao, đau nhức tay nhưng chưa liên hệ được số điện thoại đã cung cấp thì có thể gọi đến tổng đài 1022 nhánh 3.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Như, kênh này có sự tham gia tình nguyện của đội ngũ bác sỹ, giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, giàu kinh nghiệm thuộc Hội Y học và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học của các bệnh viện thành phố. Đội ngũ này sẽ tư vấn tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ, buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ.

Về việc có nên xem bệnh COVID-19 như bệnh đặc hữu, bà Lê Thị Huỳnh Như cho biết hiện nay số ca mắc mới và chuyển nặng của Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm sâu, nhiều ngày gần đây không ghi nhận ca tử vong. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã tạo được miễn dịch trong cộng đồng; đồng thời, thấy được hiệu quả của chiến dịch bảo vệ nhóm người có nguy cơ.

“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thận trọng khả năng dịch bùng phát khi xuất hiện biến chủng mới. Về việc công nhận bệnh dịch thành bệnh truyền nhiễm thành bệnh đặc hữu thì phải ở cấp độ quốc gia, châu lục chứ không phải dựa vào tình hình dịch ở một địa phương. Việc này sẽ do Bộ Y tế đánh giá”, bà Như thông tin.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.