Khẩn cấp hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang cần được hỗ trợ khẩn cấp 650 tỉ đồng để phòng, chống với đợt thiên tai được xem là lịch sử này…
Khẩn cấp hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn

Khẩn cấp hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hạn mặn ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc ngày 7.3. Ảnh: TRẦN LƯU

Hạn mặn bủa vây khắp vùng ĐBSCL

Ngày 7.3, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương ĐBSCL để bàn giải pháp ứng phó với hạn mặn. Tính đến nay, đã có 139.000ha lúa đông xuân bị thiệt hại, trong đó có 86.000ha bị thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800ha bị thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%). Các tỉnh bị thiệt hại nặng là Cà Mau (49.343ha), Kiên Giang (34.093ha), Bạc Liêu (11.456ha), Bến Tre (13.844ha)…

Hiện tại, nông dân trong vùng đang tiếp tục thu hoạch lúa đông xuân (đến nay thu hoạch được trên 40% diện tích) và dự kiến sẽ có thêm khoảng 46.000ha lúa bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Riêng vụ hè thu, nếu hạn mặn kéo dài đến tháng 6, toàn vùng sẽ có khoảng 500.000ha không thể xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước.

Đặc biệt, hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (575.000 người) bị thiếu nước gồm 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và 11.000 hộ được cấp nước tập trung. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện nay chỉ còn 4 xã thuộc huyện Chợ Lách có nguồn nước chưa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Do hạn hán, nguồn nước cạn kiệt, nhiều khu vực như hai cánh rừng lớn là U Minh Hạ và U Minh Thượng đang nằm trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5).

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải: Hiện tỉnh này có tới 49.343ha lúa bị thiệt hại. Ngoài ra, tỉnh có tổng số 42.000ha rừng tràm, trong đó có 3.000ha ở nguy cơ cháy cấp 4 và 4.000ha nằm ở nguy cơ cháy cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm). Đáng lo nhất là các kênh, rạch cấp 2 - 3 gần như bị kiệt nước, dẫn đến khó khăn cho việc cung cấp nước chữa cháy và sinh hoạt, sản xuất người dân. Vừa qua, tỉnh Cà Mau phải công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1.

Tập trung mọi nguồn lực ứng phó

Trước thực trạng trên, các địa phương đã chủ động ứng vốn dự phòng để đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tổ chức bơm chuyền, lắp đặt các điểm cấp nước công cộng cho dân sử dụng. Trong đó, Kiên Giang đắp 82/89 đập tạm; khoan nước ngầm với công suất 20.000m3/ngày đêm. Tỉnh Tiền Giang đầu tư hệ thống bơm công suất 32.000m3/giờ để đưa nước ngọt bổ sung cho vùng ngọt hóa Gò Công. Tỉnh Bến Tre dùng sà lan chở nước ngọt cho dân vùng bị mặn nghiêm trọng. Sóc Trăng mở nhiều điểm cấp nước công cộng miễn phí.

Bộ NNPTNT đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ đông xuân 2015-2016 với tổng kinh phí trên 623 tỉ đồng. Ngoài ra, cần xem xét, hỗ trợ 215 tỉ đồng cho các địa phương để mua giống, khôi phục sản xuất cho các diện tích bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt là tạm ứng hỗ trợ khẩn cấp kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn để đắp đập tạm, cấp nước sinh hoạt cho các địa phương trong khu vực, mỗi địa phương khoảng 50 tỉ đồng (tổng cộng 650 tỉ đồng). Ưu tiên bố trí 1.060 tỉ đồng (giai đoạn 2016-2020) để đầu tư một số hạng mục công trình, công trình để phát huy hiệu quả đầu tư, đưa vào sử dụng phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn...

Đặc biệt là ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ qua Bộ NNPTNT giai đoạn 2016-2020 cho các dự án quan trọng có tác động liên vùng với tổng kinh phí là 8.000 tỉ đồng, bao gồm: Cống Cái Lớn - Cái Bé; cống Tha La - Trà Sư; Âu Ninh Quới và hệ thống chuyển nước cho nam quốc lộ 1A; kênh Mây Phốp - Ngã Hậu; sạt lở bờ biển Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; hệ thống nam Bến Tre; hệ thống ngăn mặn tiếp ngọt Vũng Liêm - Vĩnh Long; hệ thống ngăn mặn Chắc Băng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương triển khai các giải pháp để tập trung thu hoạch và bảo vệ tốt diện tích lúa đông xuân còn lại. Đối với những nguồn kinh phí đã nằm trong quy định cần triển khai ngay để hỗ trợ cho người dân. Đối với những thiệt hại của nông dân, ngành ngân hàng cần khoanh nợ không tính lãi và triển khai cho vay ngay để người dân sản xuất vụ tiếp theo.

Trước mắt, các địa phương phải tập trung đảm bảo nước ngọt, hợp vệ sinh cho người dân, không để dịch bệnh xảy ra hoặc người dân bị thiếu nước. Các địa phương coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị, để tập trung chỉ đạo sâu sát, tất cả cùng vào cuộc để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Thủ tướng đồng ý chi hỗ trợ thiên tai cho 39 địa phương trong cả nước số tiền 524 tỉ đồng, trong đó 9 tỉnh ĐBSCL là 137 tỉ đồng (đến tháng 1).

Hàng chục ngàn hộ dân Tiền Giang được “cứu khát”:
Trước tình hình hạn - mặn đe dọa cuộc sống người dân, tỉnh Tiền Giang chủ động đưa nước ngọt từ Nhà máy nước BOO Đồng Tâm (huyện Châu Thành) về phục vụ cho 42.400 hộ dân ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và TX.Gò Công. Đồng thời lắp trên 80 vòi nước công cộng phục vụ miễn phí cho gần 7.000 hộ dân vùng cù lao, ven biển.
Riêng huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh có chủ trương dùng 8 sà lan chuyển nước ngọt từ TP. Mỹ Tho về “cứu khát” cho dân, với kinh phí khoảng 14 tỉ đồng. Vào tháng 6 tới, tỉnh sẽ triển khai dự án kéo đường ống nước từ huyện Gò Công Tây vượt sông Tiền qua huyện Tân Phú Đông để cung cấp nước sạch cho khoảng 11.000 hộ dân vùng này. Hiện nước ngọt cho sinh hoạt ở tỉnh Tiền Giang cơ bản đảm bảo.
Theo Lao Động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.