Khi nào Bộ Y tế có chiến lược về xét nghiệm theo các kịch bản khác nhau?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Bộ Y tế cần sớm có  các giải pháp đồng bộ để triển khai các kịch bản xét nghiệm, phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 linh hoạt, kịp thời, chủ động, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ.
Khi nào Bộ Y tế có chiến lược về xét nghiệm theo các kịch bản khác nhau?

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh COVID- 19 và từng bước chuyển sang trạng thái mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo: thời gian tới đây, các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp được thực hiện phải rất toàn diện, hiệu quả và kịp thời.

Thủ tướng nêu rõ, những kết quả đạt được mới là bước đầu, chặng đường sắp tới còn rất gian nan, nhưng chúng ta có cơ sở khoa học và thực tiễn để tự tin thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Thủ tướng yêu cầu, phải làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình dịch bệnh, diễn biến của các chủng virus mới. Khẩn trương xây dựng chương trình tổng thể về phòng chống dịch, có kịch bản, phương án, chuẩn bị nguồn lực con người, cơ sở vật chất, cách vận hành, tổ chức diễn tập chủ động…, đồng thời khẩn trương hoàn thành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn an toàn, khoa học, hiệu quả, kịp thời để các địa phương tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến dịch tiêm chủng vaccine; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vaccine; chủ động chuẩn bị vaccine cho năm 2022; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước.

Điều trị vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng khi mở cửa trở lại nền kinh tế, do người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh dù giảm nguy cơ tăng nặng và tử vong. Do đó, để kiểm soát rủi ro, kiểm soát tử vong, Bộ Y tế, các bộ, ngành và địa phương phải chuẩn bị cơ sở, năng lực điều trị theo hướng vừa tập trung để điều trị các ca bệnh nặng, vừa phân cấp, phân tán để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở.

Khi nào Bộ Y tế có chiến lược về xét nghiệm theo các kịch bản khác nhau? ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các giải pháp toàn diện, hiệu quả, kịp thời để chuyển sang trạng thái mới.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Có thể thấy, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế cần có các chiến lược phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 linh hoạt, kịp thời, chủ động, hiệu quả. Thế nhưng, nhiều câu hỏi đang được đặt ra cấp bách với ngành này. Cụ thể là các vấn đề về sinh phẩm xét nghiệm, số lượng test kháng nguyên và PCR…

Thực tế, sau hàng loạt các ý kiến về giá sản phẩm, về sự lúng túng thiếu sinh phẩm xét nghiệm khi có các tình huống cần triển khai xét nghiệm, chất lượng xét nghiệm, nguồn nhân lực phục vụ và các giải pháp tránh lây nhiễm ... Bộ Y tế chưa ban hành thêm các hướng dẫn gì để rút kinh nghiệm các vấn đề cũ đã làm.

Về giá sinh phẩm xét nghiệm, Bộ Y tế đã có thông báo rộng rãi cho các nhà sản xuất trong nước và quốc tế, kể cả các doanh nghiệp đã được cấp phép hoặc chưa cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam? Vậy, khi nào Bộ sẽ thông báo rộng rãi thông tin này để toàn bộ người dân và các địa phương được biết, tránh mua với giá đắt?

Về số lượng test kháng nguyên và PCR cần chuẩn bị dự phòng tối thiểu cho toàn quốc để triển khai các xét nghiệm khi có các tình huống phát sinh xảy ra hoặc các xét nghiệm hiện tại vẫn phải làm khi phải đi công tác, phải test khi nghi ngờ hoặc kiểm tra dự phòng phát sinh, Bộ Y tế đã có tổng hợp thông tin để thống nhất kế hoạch hay chưa? Số dự phòng này sẽ theo nguyên tắc nào?

Ví dụ đến hết Quý 1/2022 thì căn cứ trên dân số của mỗi địa phương, mỗi người cần có dự phòng 1 test kháng nguyên, 1 test PCR... hay phương án nào để không bị động về nguồn?

Hiện tại, qua truyền thông, nhiều người đã biết giá của các loại PCR có chất lượng tốt, chỉ hơn 1 tiếng có kết quả, sản xuất tại các nước G7 chỉ dưới 100 nghìn đồng, trong khi đó giá dịch vụ hiện nay tại Việt Nam vẫn là hơn 700 nghìn đồng và thời gian nhanh nhất cũng 5 - 6 tiếng.

Bên cạnh việc giá xét nghiệm và số lượng cần chuẩn bị dự phòng, làm thế nào để các địa phương có thể yên tâm trong việc mua sắm, đấu thầu các sinh phẩm xét nghiệm, tránh việc lo sợ quanh năm không mua sắm dự phòng và chỉ trông chờ vào nguồn tài trợ của các doanh nghiệp cũng là điều tối cần thiết.

Cần nhắc lại rằng, Thủ tướng Chính phủ đang tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan, địa phương để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định tạm thời của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tinh thần của Chính phủ là thận trọng, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn; lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương tới các địa phương trên toàn quốc, Trung ương ban hành tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhất quán, các bộ, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp tình hình; những gì chưa phù hợp phải bổ sung, điều chỉnh ngay.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình thay đổi thì việc tổ chức thực hiện cũng phải thay đổi; sắp tới, các cơ quan sẽ nghiên cứu, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền để tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia theo hướng vừa chỉ đạo nhiệm vụ phòng chống dịch, vừa chỉ đạo nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Dịch bệnh có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào, đã có biết bao nhiêu bài học kinh nghiệm đã trải qua, thiết nghĩ, với tinh thần chống dịch như chống giặc, Bộ Y tế cần sớm ban hành kịp thời các giải pháp đồng bộ cho các kịch bản chống dịch khác nhau. Bởi, mỗi ngày qua đi toàn quốc có thêm bao nhiêu xét nghiệm, chỉ cần chênh lệch giá 1 xét nghiệm PCR vài trăm nghìn đồng, test nhanh vài chục nghìn đồng thì số tiền này sẽ đi đâu, trách nhiệm thuộc về ai?

Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.