Khí thế mới, tư duy mới cho một Việt Nam thịnh vượng

(Ngày Nay) - Cả nước đang bước vào mùa Xuân mới với niềm tin, khát vọng và quyết tâm mãnh liệt. Năm 2025 được xem là cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa Kế hoạch 5 năm 2021-2025, hướng tới Đại hội XIV của Đảng. Hơn cả, đó là bước chuyển mình của dân tộc, tiến vào "kỷ nguyên mới – kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng"
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thi công lắp đặt kết cấu mái thép. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thi công lắp đặt kết cấu mái thép. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Ngay trong những ngày Tết cổ truyền, trên các công trình trọng điểm quốc gia như Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hay các dự án cao tốc trong Phong trào thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, hàng ngàn cán bộ, công nhân, người lao động vẫn miệt mài làm việc xuyên Tết.

Những hình ảnh ấy không chỉ minh chứng cho ý chí, trách nhiệm mà còn thể hiện một tinh thần lao động "3 ca 4 kíp," chạy đua với thời gian để đưa các công trình về đích đúng tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển quốc gia, cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch trong năm 2025.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, vượt mức 7%-7,5% do Quốc hội đề ra. Đây không chỉ là con số, mà là khát vọng bứt phá của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.

Dẫu vậy, nền tảng để thực hiện mục tiêu này đã rõ ràng từ tư duy chiến lược, tầm nhìn phát triển dài hạn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc đến sự đồng thuận, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Các địa phương, đặc biệt là hai đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực phấn đấu tăng trưởng 8-10%, dẫn dắt và lan tỏa động lực phát triển bứt phá.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ tiếp tục kiên định thực hiện ba đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh thể chế là "đột phá của đột phá" nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa nguồn lực cho phát triển.

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để Việt Nam chuyển mình và bứt phá trong bối cảnh kỷ nguyên mới đầy biến động và cơ hội. Trên thế giới, các trung tâm đổi mới sáng tạo đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và năng lực sáng tạo. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này và chúng ta đang đặt đổi mới sáng tạo vào trung tâm chiến lược phát triển quốc gia.

Như Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa ra quan điểm: "Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; trong đó cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực".

Những thành tựu quan trọng trong đổi mới sáng tạo như Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) năm 2024, tăng 2 bậc so với năm 2023, là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, và các tầng lớp nhân dân.

Chính phủ đã và đang tập trung xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, tiêu biểu là việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Đây không chỉ là nơi kết nối các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và startups, thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu, cả người Việt Nam và nước ngoài đến đây làm việc mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm... đến Việt Nam.

Đổi mới sáng tạo sẽ giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động sang nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Điều này không chỉ giúp chúng ta nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, mà còn mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút các nguồn vốn đầu tư chất lượng và thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới.

Như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: "Quan trọng hơn, đổi mới sáng tạo không chỉ là một chiến lược kinh tế mà còn là sứ mệnh quốc gia, giúp nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng".

Năm 2025 không chỉ là cột mốc để đo đếm thành tựu, mà là khởi đầu cho một hành trình phát triển mạnh mẽ và bền vững. Với khí thế mới, tư duy mới, và sự đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và toàn dân, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa khát vọng trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.

Bình luận
Các đối tượng tại cơ quan chức năng.
Triệt phá đường dây mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng
(Ngày Nay) - Ngày 17/2, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cùng các đơn vị liên quan triệt phá một đường dây mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, đồng thời phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo.
Bảo tồn động vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp gắn với khai thác bền vững tài nguyên sinh học
(Ngày Nay) - Sáng 17/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (dự thảo Nghị định).
Bảo tàng Getty lần đầu tiên mua tác phẩm nhiếp ảnh AI
Bảo tàng Getty lần đầu tiên mua tác phẩm nhiếp ảnh AI
(Ngày Nay) - Bảo tàng Getty vừa mua lại bức ảnh đầu tiên được tạo bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Tác phẩm "Cristian en el Amor de Calle" (2024) của nhiếp ảnh gia đồng tính người Costa Rica, Matías Sauter Morera, khắc họa hai chàng trai trẻ gốc Latinh trong quán bar hoặc quán cà phê, khoác trên mình những chiếc áo khoác da xanh điểm xuyết chi tiết vàng. Nhân vật trung tâm có ánh nhìn mạnh mẽ, đầy nội tâm.
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.
Triển lãm mỹ thuật của họa sĩ 12 tỉnh, thành phố
(Ngày Nay) - Chiều 16/2, tại Trung tâm Thông tin Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng khai mạc Triển lãm mỹ thuật "Nắng Xuân- Hải Phòng năm 2025". Triển lãm giới thiệu 83 tác phẩm xuất sắc được chọn từ gần 300 tác phẩm mỹ thuật của 78 tác giả đến từ 12 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo khoa học.
Hội thảo khoa học về xây dựng khôi phục đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Ngày 16/2, tại Hà Nội, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng khôi phục đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu di sản văn hóa, tín ngưỡng.
Ảnh minh hoạ.
Thời tiết ngày 17/2: Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mưa nhỏ vào sáng sớm
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, sáng 17/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ; gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét, vùng núi rét đậm. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì ngày nắng đêm không mưa, gió nhẹ.