"Khoảng trống" chính sách AI tại châu Á khiến doanh nghiệp đau đầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo các chuyên gia pháp lý và nhiều doanh nghiệp, cách tiếp cận chắp vá của nhiều nước châu Á trong việc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm khiến nhiều công ty băn khoăn trong việc triển khai công nghệ trên toàn khu vực.
"Khoảng trống" chính sách AI tại châu Á khiến doanh nghiệp đau đầu

Từ Trung Quốc đến Singapore, các chính phủ đang tỏ ra ngần ngại theo đuổi các quy tắc toàn khu vực, thay vào đó lựa chọn các chính sách AI phù hợp với chính sách của từng quốc gia.

Cách tiếp cận này trái ngược với Đạo luật AI được Liên minh châu Âu phê duyệt gần đây và có nguy cơ tạo ra một "bãi mìn "cho các công ty.

Adrian Fisher, người đứng đầu bộ phận công nghệ, truyền thông và viễn thông châu Á tại công ty luật Linklaters của Anh, cho biết: “Vấn đề trở nên rắc rối là nếu 15, 20 quốc gia lớn ở châu Á bắt đầu ban hành những luật khác nhau rõ rệt”.

Công ty dịch vụ chuyên nghiệp KPMG gần đây đã coi “những khoảng trống trong quản trị AI” là rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh doanh trong năm tới, mặc dù đầu tư vào lĩnh vực này đã tăng hơn 5 lần từ năm 2013 đến năm 2023.

Quy định xuyên biên giới đã trở thành một chủ đề nóng kể từ khi xuất hiện AI tạo sinh vào năm 2022, bao gồm cả tại Liên Hợp Quốc. Mỹ và Trung Quốc, những cường quốc đáng gờm trong lĩnh vực này, đã gặp nhau ở Thụy Sĩ trong năm nay để thảo luận chính thức về rủi ro AI, mặc dù không đạt được kết quả cụ thể sau cuộc họp.

Trong khi đó, EU đã đi trước với việc phê duyệt Đạo luật AI, được coi là bộ luật toàn diện đầu tiên trên thế giới quản lý việc sử dụng công nghệ mới này.

Đạo luật AI sẽ áp dụng cho các nhà cung cấp và nhà phát triển hệ thống AI được tiếp thị hoặc sử dụng trong EU và dự kiến ​​sẽ có hiệu lực theo từng giai đoạn trong những tháng tới.

Ở châu Á, Trung Quốc được cho là chính phủ chủ động nhất về mặt quản lý AI.

Mặc dù luật AI chung vẫn chưa được ban hành nhưng một bộ hướng dẫn hành chính cho ngành này đã có hiệu lực từ năm 2022, từ khuyến nghị về thuật toán đến hướng dẫn về nội dung giả và sự cần thiết của AI để "phát huy giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội".

Một luật AI chung đã được đưa vào kế hoạch lập pháp hàng năm của Hội đồng Nhà nước vào năm 2023 và nội các Trung Quốc đặt mục tiêu đệ trình dự thảo luật lên cơ quan lập pháp của nước này để xem xét trong năm nay.

Chuyên gia Laveena Iyer từ Economist Intelligence Unit nhận định: “Các nước châu Á hiện quản lý AI như một phần của luật công nghệ toàn quốc của họ, vốn thiếu rõ ràng về các quy trình và hệ thống dành riêng cho AI”.

“Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất, nơi chính phủ đã có những bước tiến cụ thể, từ việc vội vàng ban hành các hướng dẫn vào năm 2023 sang soạn thảo luật AI quốc gia có thể được đưa ra để tranh luận vào năm 2024", bà Iyer chỉ ra.

Tuy nhiên, một số chính phủ tỏ ra cảnh giác với việc khiến các doanh nghiệp sợ hãi vì những quy định nặng tay và bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào AI.

Cho đến gần đây, Nhật Bản đã cho phép các công ty tự điều chỉnh dựa trên hướng dẫn của chính phủ. Hiện họ đang xem xét quản lý các nhà phát triển AI lớn trong và ngoài nước để hạn chế những rủi ro như lan truyền thông tin sai lệch.

Hội đồng chiến lược AI của Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận vào tháng 5 về việc tạo ra khuôn khổ pháp lý và dự kiến ​​sẽ phân tích các phương pháp tiếp cận ở Mỹ và châu Âu như một phần của quy trình.

Tại Hàn Quốc, Đạo luật Thúc đẩy Công nghiệp AI và Khuôn khổ Thiết lập AI đáng tin cậy đang được xem xét. Theo các đối tác từ công ty luật Lee và Ko, trái ngược với Đạo luật AI của châu Âu, dự luật này dựa trên nguyên tắc áp dụng công nghệ trước, quy định sau.

“Mặc dù hiện tại không có hành động khung cụ thể nào cho AI, nhưng một số dự luật lập pháp liên quan đến AI đã được đưa ra. Hàn Quốc đang chủ động phát triển môi trường pháp lý và quy định của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của lĩnh vực AI và quản lý các rủi ro mới nổi", hãng luật Hwan Kyoung Ko và Il Shin Lee đưa ra tuyên bố.

Singapore cũng đã tránh xa các quy tắc sâu rộng theo phong cách EU, thay vào đó chọn ban hành các hướng dẫn cụ thể.

Trong bối cảnh chưa có khung pháp lý rõ ràng, một số doanh nghiệp đã phải tự mình điều chỉnh. Công ty viễn thông Verizon của Mỹ vào tháng 5 đã tiết lộ các công cụ AI để phân tích hồ sơ khách hàng nhằm phục vụ chính xác hơn nhu cầu của họ, đã hứa “sử dụng AI một cách có trách nhiệm”.

Các doanh nghiệp làm ăn tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore cho biết họ muốn hợp tác với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực để thiết lập “luật và quy định hợp lý”.

Priya Mahajan, người đứng đầu chính sách công khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Verizon, cho biết các quốc gia nên xem xét thành lập một cơ quan quản lý duy nhất về AI để “ngăn chặn những lỗ hổng trong quy định và tránh việc thực thi trùng lặp các quy tắc AI giữa nhiều cơ quan”.

Thất bại trong việc đàm phán các quy tắc toàn khu vực có thể gây ra một kết quả không mong muốn khác cho châu Á: ít tiếng nói hơn trong cuộc đối thoại về AI toàn cầu.

Scott Shackelford, giáo sư về luật kinh doanh và đạo đức tại Trường Kinh doanh Kelley thuộc Đại học Indiana (Mỹ), cho biết: “EU đã trở thành trung tâm toàn cầu về quản trị AI. Đạo luật AI mới của EU có thể sẽ trở thành một tiêu chuẩn mặc định toàn cầu".

Còn theo Amita Haylock từ hãng luật Mayer Brown, sự đa dạng về chính trị và kỹ thuật số của châu Á khiến việc xây dựng một chính sách AI chung trong khu vực trở nên vô cùng khó khăn.

“Các doanh nghiệp hoạt động ở châu Á nên chuẩn bị tinh thần để hiểu và tham gia vào các bộ khung pháp lý khác nhau và đôi khi có tính cạnh tranh”, bà Haylock nói.

Theo Nikkei Asia
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.