Không bao giờ là thầy giáo cũ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Một người bạn đồng nghiệp chân thành an ủi khi vô tình thấy trang cáo phó trên màn hình điện thoại của tôi: “Thầy giáo cũ qua đời… thương và buồn nhỉ!”.

Tôi muốn lắc đầu. Ông không phải là Thầy giáo cũ.

Ông đến với chúng tôi như một phép màu. Khi ấy, khóa chuyên Văn đầu tiên của quê lúa được ra đời một cách “có tổ chức nhất”, nhưng vẫn là “con rơi” được gửi nuôi ở một trường cấp III thị xã. Tài chưa rõ mà tật đến nhiều.

Cái sự ngông nghênh của đám “văn chương nửa mùa” mới nhú ở tuổi “cập kê” khiến chúng tôi, dù toàn con gái, cũng nhanh chóng trở thành cơn ác mộng với nhiều thầy cô bộ môn, nhất là giáo viên chủ nhiệm. (Tuổi thơ đôi khi vô tâm ta làm tổn thương không ít thầy cô). Và, nhà giáo Đặng Thuyên trở thành cây “Định hải thần châm” mà Sở Giáo dục điều về lớp chuyên văn khóa 1984 - 1987.

Tôi tin, có những người Thầy làm thay đổi cuộc đời của chúng ta!

Đó là khi Thầy bước vào lớp học của chúng tôi, chỉn chu, thư nhã, tươi tắn. Từ trang phục, phong thái đến bài giảng. Những năm tháng bao cấp phần lớn các gia đình nhà giáo phảng phất bóng dáng nhà cụ Nguyễn Tiên Điền từng trải “một nhà đói rách xanh như rau”, ông vẫn nhất quán trọn vẹn như thế mỗi ngày đến lớp. Nụ cười thường trực. Ánh mắt lấp lánh thường trực. Sự ấm áp thường trực trong giọng nói và cách ông nhìn, lắng nghe chúng tôi.

Cùng với sự minh triết, uyên bác trong mỗi tiết học, dòng chữ viết hiền hòa và chỉn chu khi bình văn, chỉ dẫn học trò (ông không gọi là chấm bài mà một mực nói là bình văn). Tất cả, ông đã chinh phục đám ngổ ngáo chúng tôi một cách tự nhiên như nhiên - nắn “những con suối nổi loạn” là chúng tôi về dòng chảy đúng tự bao giờ chính chúng tôi cũng không hay.

Đôi lúc, con nhóc đầu sỏ mọi trò tinh nghịch mà cũng rất ưa mơ mộng là tôi thường hay hình dung ông giống như một tia sớm, lặng lẽ len vào và làm sáng tỏa lên trong chúng tôi biết bao điều kì diệu mà trước đó, còn mơ hồ hoặc chưa hề có. Những bữa cơm tập thể “lốm đốm” mọt và vụn cá không ngăn được chúng tôi đọc sách, viết văn, chép thơ và làm thơ, thậm chí… sáng tác ca khúc cho bạn hát mà không cần nhạc cụ.

Trong nét cười tủm tỉm “thầy biết tuốt cả rồi” của ông, dưới giàn xanh căn nhà bé nơi ngõ nhỏ của gia đình ông, chúng tôi có thêm một mái ấm thầy Thuyên - cô Nhật để thỏa sức chơi, thỏa thích vui và thỏa đam mê khám phá.

Ông khiến mỗi chúng tôi yêu văn chương nghệ thuật bằng một lòng yêu hồn nhiên mãnh liệt. Điều đó đương nhiên. Nhưng ông còn đem đến cho chúng tôi nhiều hơn thế. Đó là đem cái sáng đẹp của văn chương thấm vào nếp nghĩ, cách cảm, lối sống, thái độ ứng xử với cuộc đời và con người của mỗi đứa chúng tôi. Khi ấy và cho đến tận bây giờ.

Ông chưa bao giờ là thầy giáo cũ. Với tôi!

Bởi suốt hành trình dài rộng tôi đi qua, Thầy tôi chưa bao giờ kết thúc vai trò của một người Thầy. Ông đem đến cho tôi niềm tin lạ lùng và mãnh liệt là cuộc sống rất công bằng với đứa trẻ lớn lên trong gia đình đơn thân như tôi được đền bù bằng những người cha tinh thần tuyệt vời nhất. (Tôi chịu ơn rất nhiều những người Thầy tôi đã được gặp trong đời. Và sẽ viết về họ một ngày nào đó).

Có Thầy, tôi được bảo vệ chở che, được là chính mình suốt hai năm cuối cấp quan trọng nhất của tuổi học trò. Có Thầy, tôi được bước một cách tự tin và kiêu hãnh vào giảng đường Đại học. Có Thầy, tôi được làm thầy và được cảm nhận niềm hạnh phúc của người làm nghề, được trân trọng và tin tưởng.

Với gia đình nhỏ của tôi, Thầy thân thương như một người ông ngoại, hiện diện trong những câu chuyện tôi kể, trong kí ức tuổi thơ các cháu khi đến thăm ông bà ở căn nhà nhỏ chật sách và ấm tình, trong bó hoa ông bà ghé thăm chúng tôi khi xuống Hải Phòng...

Ông ở trong từng trang giáo án tôi lên lớp mỗi ngày, trong cách tôi tha thiết chưa bao giờ bỏ cuộc truyền lòng yêu trong trẻo với văn chương vào đám học trò nhỏ bé của mình suốt những tháng năm qua, trong cách tôn trọng mỗi học trò là một cá tính trọn vẹn cần được bảo vệ và tiếp sáng, với niềm tin các em cũng sẽ được trưởng thành hạnh phúc như tôi đã từng.

Ông khiến tôi, và chắc chắn nhiều học trò đã và đang nối nghiệp ông, không thể và không cho phép mình sống ác, làm sai, bước lệch.

Tháng Tám năm nay, thêm hai người Thầy tôi chịu ơn và kính ngưỡng cùng rủ nhau về miền mây trắng. Mọi ngôn từ bỗng trở thành nghèo nàn đến bất lực để nói đến mất mát và tiếc thương. Tôi không thích những chức vị hay danh hiệu gắn với tên Thầy tôi. Tôi thích viết hoa chữ Thầy khi nghĩ và nói về những Nhà Truyền Cảm hứng ấy - đích thực và hiếm hoi, với những thế hệ học trò đã may mắn được họ dẫn dắt, để được sống giàu có đời sống tinh thần trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi.

Trầm thiêng từ đại thụ vẫn sẽ lặng lẽ mà vĩnh cửu ngát hương trong cuộc đời này.

Thầy tôi đã dạy - và tôi tin vào điều đó!.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.