Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tính từ 16 giờ ngày 6/5 đến 16 giờ ngày 7/5, Việt Nam ghi nhận 3.345 ca mắc COVID-19 mới trong nước (giảm 474 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 2.263 ca trong cộng đồng).
Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (630 ca), Vĩnh Phúc (222 ca), Phú Thọ (179 ca), Bắc Ninh (153 ca), Tuyên Quang (148 ca), Nghệ An (143 ca), Bắc Giang (136 ca), Quảng Ninh (121 ca), Yên Bái (105 ca), Quảng Bình (97 ca), Nam Định (95 ca), Lào Cai (90 ca), Bắc Kạn (87 ca), Gia Lai (80 ca), Thái Bình (79 ca), Lâm Đồng (67 ca), Đà Nẵng (66 ca), Hải Dương (58 ca), Ninh Bình (53 ca), Thái Nguyên (51 ca), Hà Giang, Lai Châu (mỗi tỉnh 49 ca), Quảng Trị, Sơn La (mỗi tỉnh 46 ca), Hòa Bình (42 ca), Lạng Sơn (41 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (39 ca), Hưng Yên (37 ca), Cao Bằng (36 ca), Hà Nam (35 ca), Hà Tĩnh (31 ca), Hải Phòng (29 ca), Bình Định (25 ca), Bình Phước (24 ca), Thanh Hóa (20 ca), Tây Ninh (17 ca), Vĩnh Long, Điện Biên (mỗi tỉnh 13 ca), Bình Dương (11 ca), Đồng Tháp (10 ca), Đắk Nông, Quảng Nam (mỗi tỉnh 8 ca), Cà Mau, Khánh Hòa, Bình Thuận (mỗi tỉnh 7 ca), Thừa Thiên Huế (6 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre (mỗi tỉnh 5 ca), Long An, An Giang (mỗi tỉnh 4 ca), Trà Vinh, Đồng Nai, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3 ca), Kiên Giang, Hậu Giang (mỗi tỉnh 1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (113 ca), Đắk Nông (65 ca), Hà Nội (43 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (80 ca), Lâm Đồng (67 ca), Lai Châu (27 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.444 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.673.915 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.874 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.666.165 ca, trong đó có 9.315.708 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.591.093 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.699 ca), Nghệ An (482.493 ca), Bắc Giang (385.717 ca), Bình Dương (383.507 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.288 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.318.525 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 473 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 381 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 49 ca; thở máy không xâm lấn 9 ca; thở máy xâm lấn 32 ca; ECMO 2 ca.

Trong ngày 7/5 không có ca tử vong do COVID-19.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 6/5 có 188.703 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.539.479 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.345.129 liều: mũi 1 là 71.446.614 liều; mũi 2 là 68.656.909 liều; mũi 3 là 1.505.952 liều; mũi bổ sung là 15.224.296 liều; mũi nhắc lại là 39.511.358 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi là 17.384.111 liều: mũi 1 là 8.911.406 liều; mũi 2 là 8.472.705 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 1.810.239 liều (mũi 1).

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.