Kịch Việt Nam xuất ngoại: Lan tỏa văn hóa Việt ra thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các nghệ sỹ Việt Nam và Hàn Quốc cùng "bắt tay" dàn dựng vở diễn "Bến không chồng" để phục vụ khán giả tại hai quốc gia và cộng đồng khán giả trên nhiều quốc gia khác…
Các nghệ sỹ tham gia trong vở kịch “Bến không chồng”. Ảnh: NHKVN
Các nghệ sỹ tham gia trong vở kịch “Bến không chồng”. Ảnh: NHKVN

Việt Nam - Hàn Quốc bắt tay dựng kịch

Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Nhà hát Kịch Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) phối hợp dàn dựng vở diễn "Bến không chồng". Kịch bản của tác giả Vũ Thị Thu Phong chuyển thể từ tiểu thuyết "Bến không chồng" của nhà văn Dương Hướng, do đạo diễn Nghệ sỹ Ưu tú Lâm Tùng và đạo diễn Hàn Quốc - Kim Min Jeong dàn dựng.

Tiểu thuyết "Bến không chồng" của nhà văn Dương Hướng đã được dựng thành tác phẩm điện ảnh cùng tên; Đài Truyền hình Việt Nam dựng thành phim truyền hình "Thương nhớ ở ai"… và lần này, tác phẩm được dàn dựng trên sân khấu kịch.

"Bến không chồng" lấy bối cảnh ở làng Đông - một làng quê điển hình tại đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nơi có lũy tre xanh và cây đa, bến nước, sân đình. Nhân vật trong câu chuyện kịch là những con người phải chịu sự mắc kẹt giữa hủ tục, lời dị nghị của dòng họ và xóm giềng. Những hủ tục, lời dị nghị như nhát dao cứa sâu vào lòng mỗi người, làm cho người ta bí bức đến nỗi tưởng chừng như nghẹt thở. Nhưng vượt qua tất cả những điều bất hạnh đó, ở sâu thẳm bên trong là tình thương yêu, sự hy sinh và khát vọng vươn lên trong mỗi con người…

Kịch bản sân khấu vở "Bến không chồng" là bước đầu của dự án hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật, cũng là thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia, không chỉ gần về khoảng cách địa lý, mà còn có sự gắn bó thân thiết, có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Từ sự đồng điệu trong cảm nhận về ý nghĩa của tác phẩm, cảm xúc của nhận vật và tính nhân văn xã hội trong kịch bản, các nghệ sỹ đã thống nhất cùng chung tay dàn dựng tác phẩm này để giới thiệu với công chúng hai nước.

Vở diễn do Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc chỉ đạo nghệ thuật; Nghệ sỹ Ưu tú Hoàng Lâm Tùng và bà Kim Min Jeong đồng đạo diễn; họa sỹ thiết kế Joo Hyun Lee; Giám đốc sản xuất: Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc (Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam) - ông Um Dong Youl; đạo diễn âm thanh Huijea Chung - Giáng Son… và sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên tài năng Nhà hát Kịch Việt Nam như Tuấn Vũ, Thu Hồng, Minh Hải, Hồ Liên, Quang Đạo, Mai Hương, Thái An, Xuân Nam, Văn Hoàng, Mạnh Quân...

Đạo diễn Hàn Quốc Kim Min Jeong bày tỏ, bà vinh dự khi trở thành đạo diễn của dự án nghệ thuật lần này. Bà và các diễn viên Việt Nam đã làm việc hết sức mình trong suốt thời gian qua. Đến đầu tháng 11/2022, ê kíp sẽ sang Hàn Quốc và tiếp tục tập luyện để có một tác phẩm sân khấu tốt nhất, khán giả được thưởng thức nghệ thuật tuyệt vời nhất trên sân khấu.

Đạo diễn Lâm Tùng (Nhà hát Kịch Việt Nam) chia sẻ, trong quá trình dàn dựng tác phẩm, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn, tuy có khó khăn về ngôn ngữ nhưng các nghệ sỹ đã vượt qua trở ngại, tìm được tiếng nói chung, cùng nhau xây dựng nên tác phẩm sân khấu hấp dẫn, giàu cảm xúc.

Giới thiệu văn hóa Việt ra thế giớiNói về lần "bắt tay" hợp tác này, Giám đốc sản xuất Hàn Quốc Um Dong Youl cho biết, ông và ê kíp rất vui khi có cơ hội hợp tác cùng Nhà hát Kịch Việt Nam thực hiện một dự án về văn hóa nghệ thuật giữa hai nước. Đây là dự án nghệ thuật có ý nghĩa to lớn vì các nghệ sỹ 2 nước đã cùng nhau thực hiện từ bước chọn, xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên và cùng nhau luyện tập…

"Năm 2022 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, chúng tôi hy vọng, thông qua dự án nghệ thuật này, khán giả Hàn Quốc sẽ biết đến những nét đẹp văn hóa, cũng như sự xuất sắc của các diễn viên Việt Nam. Dự án lần này sẽ là tiền đề để tiến tới nhiều hơn nữa dự án hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa hai nước với mong muốn đưa được giá trị nghệ thuật của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, cũng như của châu Á đến với thế giới", ông Um Dong Youl nói.

Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc chia sẻ: "Bến không chồng" là dự án rất đặc biệt và cũng là lần đầu tiên Nhà hát Kịch Việt Nam được tiếp cận với quy trình sản xuất một chương trình sân khấu của Hàn Quốc. Hiện dự án mới đang trong giai đoạn 1, nếu nhận được sự ủng hộ thì sẽ tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Theo kế hoạch, đến ngày 12 - 13/11/2022, đoàn sẽ có những show diễn đầu tiên của "Bến không chồng" tại Hàn Quốc.

Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc cho hay, bên cạnh việc dàn dựng những tác phẩm sân khấu có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chuyển tải nội dung, thông điệp cũng như đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nhà hát Kịch Việt Nam còn có vai trò, vị trí rất lớn trong việc quảng bá văn hóa cũng như giao lưu hợp tác quốc tế. Chính vì thế, Nhà hát luôn nỗ lực phối hợp với các đơn vị quốc tế để thực hiện các tác phẩm sân khấu có chất lượng, góp phần lan tỏa, giới thiệu với bạn bè năm châu về văn hóa Việt Nam.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2022, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng nhận lời mời từ Tập đoàn Pacific Ocean Partners và Trường Đại học Australian Institute of Music - ngôi trường giảng dạy về nghệ thuật lâu đời tại Australia, xây dựng dự án nhạc kịch nổi tiếng thế giới "Alice ở xứ sở diệu kỳ" (Alice in Wonderland) cho giới trẻ Việt Nam.

Theo Nghệ sỹ Ưu tú Xuân Bắc, "Bến không chồng" là dự án quan trọng của Nhà hát, cùng với dự án "Alice ở xứ xở diệu kỳ" và một số vở diễn hay, xuất sắc nhất của Nhà hát sẽ được công diễn phục vụ công chúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Nhà hát Kịch Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 - 18/12/2022."Bến không chồng" là tác phẩm đầu tiên của dự án dài hơi trong mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc do Nhà hát Kịch Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) thực hiện. Vở diễn hội tụ ê-kip dàn dựng hàng đầu của hai đơn vị, hứa hẹn sẽ là một tác phẩm đặc biệt và ấn tượng, mang đậm phong cách và truyền thống của cả hai nước. Sau khi hoàn thành, vở diễn sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả tại Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như cộng đồng khán giả trên nhiều quốc gia khác…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.