Mục đích của đợt diễn tập mang tên NEAMWave 17 là để đánh giá các kế hoạch ứng phó với sóng thần của các địa phương, tăng cường chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sóng thần và cải thiện sự phối hợp trong toàn khu vực. Đây là hoạt động diễn tập quốc tế thứ ba trong khu vực này.
Để duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động, các Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia (NTWC) và các cơ quan bảo vệ dân sự cần phải thường xuyên kiểm tra các quy trình ứng phó khẩn cấp của mình, bao gồm đường dây truyền thông và khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao của các chuyên gia trong trường hợp có sóng thần. NEAMWave 17 sẽ là cơ hội để kiểm tra những điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế chuẩn bị ứng phó với sóng thần của mỗi quốc gia.
NEAMWave17 sẽ mô phỏng bốn sự kiện Sóng thần từng khu vực, yêu cầu kích hoạt các kế hoạch và quy trình ứng phó với sóng thần của các quốc gia. Hoạt động này sẽ bao gồm sự tham gia của các Đầu mối Cảnh báo Sóng thần Quốc gia, các Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia và các Cơ quan Bảo vệ Dân sự.
Đợt diễn tập sẽ tập trung vào 4 kịch bản động đất:
Kịch bản Tây Địa Trung Hải (trận động đất cường độ 7,3 độ richter, phía bắc Algeria) với CENALT (liên kết là bên ngoài) (Pháp), ngày 31/10. Buổi diễn tập sẽ bao gồm mô phỏng một yêu cầu Hỗ trợ Quốc tế vào buổi chiều.
Kịch bản Đông Địa Trung Hải (trận động đất cường độ 7,4 độ richter, Samandağ) với KOERI (liên kết là bên ngoài) (Thổ Nhĩ Kỳ), ngày 1/11.
Địa Trung Hải (trận động đất 8,5 độ richter, phía Nam đảo Zakynthos, biển Ionia) với cả CAT-INGV (liên kết là bên ngoài) và NOA (liên kết là bên ngoài) (lần lượt ở Ý và Hy Lạp), ngày 2/11.
Kịch bản Đông Bắc Đại Tây Dương (trận động đất 8,5 độ richter, SW San Vincent Cape) với IPMA (liên kết là bên ngoài) (Bồ Đào Nha), ngày 3/11.
Các cơ quan bảo vệ dân sự có thể thực hiện các bài diễn tập khác nhau, ví dụ như bài diễn tập họp bàn thảo luận kịch bản mô phỏng, bài diễn tập phối hợp giám sát hoạt động ứng phó từng phần, bài diễn tập kiểm tra chức năng hoặc một bài diễn tập toàn diện bao gồm cả di tản. Các quốc gia thành viên được khuyến khích mở rộng hoạt động diễn tập này đến cấp cộng đồng và bao gồm các cơ sở hạ tầng quan trọng và các cơ sở như bến cảng, nhà máy điện, trường học..vv. Kịch bản Tây Địa Trung Hải cũng bao gồm mô phỏng yêu cầu trợ giúp quốc tế.
Đợt diễn tập này do Nhóm điều phối Liên Chính phủ của UNESCO/IOC về Hệ thống Cảnh báo sóng thần và Hệ thống Cảnh báo Các rủi ro cho Vùng biển Đông Bắc, Địa Trung Hải và Biển Kết nối (ICC/NEAMTWS) điều phối với sự hỗ trợ của Trung tâm Điều phối và Ứng phó Tình huống Khẩn cấp (ERCC) thuộc Cơ chế bảo hộ dân sự của Ủy ban châu Âu.