Dân Nhật phẫn nộ trước kế hoạch xả thải phóng xạ ở Fukushima

(Ngày Nay) - Các cư dân địa phương và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường lên án kế hoạch xả thải phóng xạ ra Thái Bình Dương của nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima.
Ông Takashi Kawamura, chủ tịch tập đoàn Tepco của Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Ông Takashi Kawamura, chủ tịch tập đoàn Tepco của Nhật Bản - Ảnh: Reuters

Theo báo Independent (Anh) các quan chức của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chủ quản nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima, cho rằng các chất thải phóng xạ tritium có rất ít nguy cơ với sức khỏe con người và cũng sẽ mau chóng bị khuyếch tán ra đại dương.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, ông Takashi Kawamura, chủ tịch TEPCO, xác nhận: “Kế hoạch xả thải này đã được quyết định rồi”.

Tuy nhiên ông cũng nói thêm là nhà máy điện hạt nhân vẫn đang chờ chính phủ Nhật Bản phê chuẩn trước khi tiến hành xả thải, và cũng đang tìm kiếm sự cảm thông từ phía cư dân địa phương.

Đồng vị phóng xạ tritium được tích tụ lại trong nguồn nước vốn được sử dụng để làm mát ba lò phản ứng hạt nhân từng bị tan chảy sau khi thiết bị làm mát của chúng bị phá hủy trong trận động đất 9 độ Richter xảy ra ở vùng đông bắc Nhật Bản tháng 3/2011.

Khoảng 770.000 tấn nước nhiễm phóng xạ cao được chứa trong 580 bồn chứa tại nhà máy. Mặc dù nhiều chất độc đã được lọc bỏ nhưng công nghệ làm sạch nước hiện tại chưa thể loại bỏ khỏi nước phóng xạ tritium.

Bà Aileen Mioko-Smith, nhà hoạt động chống hạt nhân của tổ chức Green Action Japan có trụ sở tại Kyoto cho rằng: “Sự cố đã xảy ra từ hơn 6 năm trước và lẽ ra chính quyền đã có thể tìm ra được cách thức để loại bỏ tritium khỏi nước thay vì chọn cách thải chúng ra biển”.

Bà Aileen Mioko-Smith nói thêm: “Họ bảo rằng việc xả thải này là an toàn vì đại dương rất rộng lớn nên chất thải sẽ được khuyếch tán nhanh, nhưng điều đó sẽ đặt ra tiền lệ cho những người sau có thể bắt chước, về cơ bản là cho phép ai đó có thể xả chất thải hạt nhân ra các đại dương của chúng ta”.

Trong khi đó các ngư dân thường xuyên đánh bắt tại khu vực ngoài khơi của nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima cho rằng, bất cứ hoạt động xả thải phóng xạ nào cũng sẽ tiếp tay cho việc phá hoại sinh kế của họ vốn đã rất chật vật kể từ sau thảm họa hạt nhân vì động đất, sóng thần năm 2011.

Trao đổi với hãng tin Kyodo, ông Kanji Tachiya, người đứng đầu một hợp tác xã nghề cá ở địa phương, nói: “Việc xả thải tritium ra biển sẽ làm dấy lên một làn sóng tin đồn vô căn cứ mới và khiến mọi nỗ lực của chúng tôi trở thành công cốc”.

Theo Tuổi Trẻ

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).