Kỷ niệm 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro thăm Vùng Giải phóng miền Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự quan tâm đặc biệt và tình cảm chân thành của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro dành cho vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Quảng Trị 50 năm về trước (15/9/1973 - 15/9/2023), vẫn hiện hữu trong ký ức lẫn cuộc sống của người dân vùng “đất lửa” ngày nay.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ cách mạng Cuba thăm thị trấn Đông Hà (Quảng Trị) bị chiến tranh phá hủy, đang được khôi phục lại (Tháng 9/1973). Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ cách mạng Cuba thăm thị trấn Đông Hà (Quảng Trị) bị chiến tranh phá hủy, đang được khôi phục lại (Tháng 9/1973). Ảnh: TTXVN

Qua chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, người dân Quảng Trị đặc biệt ngưỡng mộ Lãnh tụ Fidel Castro không chỉ ở phong thái hiên ngang mà còn ở tấm lòng nhân hậu cao cả. Những nơi Lãnh tụ Cuba đến thăm cách nay nửa thế kỷ, đều được chính quyền và người dân Quảng Trị chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy để mãi khắc ghi tình cảm và sự giúp đỡ chí tình.

Chiều 15/9/1973, đoàn xe chở Lãnh tụ Fidel Castro di chuyển qua cầu phao từ bờ Nam sang bờ bắc sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) đã dừng lại, để nghe báo cáo về việc 3 thanh thiếu niên xã Vĩnh Thành (nay là xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh) bị thương trong lúc cuốc đất ở ven đường trúng bom bi phát nổ. Trong số thanh thiếu niên bị thương có dân công Nguyễn Thị Hương, 17 tuổi. Nữ dân công 50 năm về trước, nay đã 67 tuổi, trú ở phường 1, thành phố Đông Hà (Quảng Trị).

Bà Nguyễn Thị Hương nhớ lại, do bị thương nặng ở vùng bụng sau khi bom bi phát nổ, bà ngất xỉu tại chỗ. Lúc bấy giờ, đoàn xe chở Lãnh tụ Fidel Castro đến bờ Bắc sông Bến Hải đã dừng lại, khi thấy nhiều người bị thương, trong đó có bà bị thương nặng. Lãnh tụ Fidel Castro lập tức đề nghị lực lượng y tế đi cùng Đoàn tìm mọi cách cứu chữa và yêu cầu dùng xe ô tô trong Đoàn chở nữ dân công vào Bệnh viện Vĩnh Linh cấp cứu. Khoảng một tháng chữa trị, sức khỏe của bà dần bình phục.

Kỷ niệm 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro thăm Vùng Giải phóng miền Nam ảnh 1

Tượng lãnh tụ Cuba Fidel Castro được đặt ở vị trí trung tâm của Công viên Fidel ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị).

Sau đó, bà Hương tiếp tục nhận được thuốc chữa bệnh, thuốc bổ của Lãnh tụ Fidel Castro gửi tặng thông qua các Đoàn của Cuba sang thăm Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Hương luôn xem Lãnh tụ Fidel Castro như người cha đã sinh ra mình lần thứ hai.

Trong lòng người dân Quảng Trị đều khắc ghi câu nói đầy hân hoan: Viva Cuba, Viva Việt Nam, Viva Hồ Chí Minh, Viva Fidel - Cuba muôn năm, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm, Fidel muôn năm. Điều này xuất phát từ sự ngưỡng mộ đặc biệt, niềm tin tuyệt đối dành cho lãnh tụ Fidel Castro và đất nước Cuba, cùng mối quan hệ thủy chung giữa hai nước Việt Nam - Cuba.

Khi thăm vùng giải phóng Quảng Trị vào giữa tháng 9/1973, Lãnh tụ Cuba đã đi bộ khoảng 2km từ cầu Đông Hà, thị xã Đông Hà (nay là thành phố Đông Hà), ngược lên phía Tây, nay là đường Trần Hưng Đạo. Một trong những nơi lãnh tụ Fidel Castro đặt chân đến khi thị sát dọc đường Trần Hưng Đạo khi xưa, nay đã trở thành Công viên mang tên Fidel.

Công viên Fidel có quy mô trên 16 ha, hoàn thành xây dựng năm 2018 gồm nhiều hạng mục. Trong đó, tượng đài Lãnh tụ Fidel Castro được đặt ở vị trí trung tâm của công viên. Phần đế tượng có khắc nghi câu nói nổi tiếng của Lãnh tụ Cuba lúc bấy giờ: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Kỷ niệm 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro thăm Vùng Giải phóng miền Nam ảnh 2

Tượng đài ở Cao điểm 241, nơi lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vào tháng 9/1973.

Trong Công viên Fidel, 9 cây cọ hoàng gia được trồng tượng trưng cho số tuổi 90 của Lãnh tụ Fidel Castro. Ở Cuba, cọ hoàng gia tượng trưng cho tính ngay thẳng và tinh thần bất khuất của đất nước này. Công viên mang tên Lãnh tụ Cuba vừa thể hiện lòng tri ân của nhân dân Việt Nam nói chung, người dân Quảng Trị nói riêng với Lãnh tụ Fidel Castro. Đây cũng là nơi để người dân Quảng Trị gửi gắm tình cảm và tri ân đến Lãnh tụ Fidel Castro, đồng thời tạo điểm nhấn trong các hoạt động giao lưu giữa hai nước Việt Nam - Cuba.

Tại Cao điểm 241 (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ), nơi Lãnh tụ Fidel Castro thăm và dự mít tinh giữa tháng 9/1973, năm 2012, một tượng đài đã được xây dựng để khắc ghi chiến công của quân và dân ta. Ông Nguyễn Thành Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, năm 2024, địa phương sẽ tiến hành nâng cấp, tu sửa tượng đài Cao điểm 241 để nơi này là “địa chỉ đỏ” ghi nhớ về chiến công oanh liệt của quân và dân ta, cũng như dấu ấn sâu đậm của lãnh tụ Fidel Castro đến nơi này cách nay nửa thế kỷ.

Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ - nơi lãnh tụ Cuba đến thăm giữa tháng 9/1973 được phục dựng, sau khi bị một cơn bão tàn phá năm 1985. Các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ, sớm trình cấp có thẩm quyền công nhận di tích này là Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt.

Theo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học. Thời gian qua, Trung ương và tỉnh quan tâm công tác chỉ đạo, đầu tư bảo tồn và tôn tạo di tích. Sau mỗi lần hoàn thành hạng mục tôn tạo đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy tốt giá trị di tích, trở thành điểm tham quan cho nhiều đoàn khách trong và quốc tế.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Cuba, cầu treo Bến Tắt (xã Linh Trường, huyện Gio Linh) được xây dựng năm 1974 ở thượng nguồn sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17). Cây cầu này có chiều dài 100m, rộng 6m, hai mố cầu được đúc bằng bê tông cốt thép với hai khung sắt cỡ lớn dựng đứng được liên kết bởi 8 đường dây cáp treo, sức chịu tải 10 tấn. Cầu treo Bến Tắt đã góp phần đẩy nhanh chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Sau ngày đất nước thống nhất, cầu treo này vẫn tiếp tục phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Năm 1986, cầu treo Bến Tắt được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia. Cây cầu này cũng là một trong những điểm di tích thành phần được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh vào năm 2013. Năm 2005, cầu treo Bến Tắt bị lũ cuốn trôi. Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư trên 22 tỷ đồng để phục dựng lại Di tích cầu treo Bến Tắt. Năm 2012, chiếc cầu treo Bến Tắt mới được phục dựng ngay trên vị trí của cây cầu cũ.

Cầu treo Bến Tắt nằm sát Đền thờ vọng thuộc Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Di tích này thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu về vai trò của cầu treo Bến Tắt trên tuyến vận tải chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam, đồng thời ghi nhớ về sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Cuba.

Cuối năm 2020, Hội Trường Sơn Việt Nam hoàn thành việc xây dựng lại bia lưu niệm: “Đoạn đường Hữu nghị Việt Nam - Cuba” nằm ở phía Nam cầu treo Đakrông, xã Đakrông, huyện miền núi Đakrông để ghi nhớ sự giúp đỡ của Cuba trong việc làm đường. Tấm bia này ghi rõ: “Đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn, đoạn Đakrông - A Lưới (Thừa Thiên - Huế) do Bộ đội Trường Sơn xây dựng với sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Cuba, sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Fidel Castro vào tháng 9 - 1973”.

Hòa chung vào mối quan hệ thủy chung, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Cuba, tháng 4/2023, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Holguín của Cuba thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác mở ra hướng hợp tác mới trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có lợi thế. Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Holguín có nhiều nét tương đồng để thiết lập quan hệ hợp tác, trong đó có sự kiện Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Quảng Trị giữa tháng 9/1973.

Trước đó ít ngày, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã tiếp và làm việc với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro ngay khi đến Thủ đô Hà Nội thăm Việt Nam. Điều đặc biệt là Tổng Bí thư Lê Duẩn là người con của quê hương Quảng Trị, Lãnh tụ Fidel Castro là người con của quê hương Holguín. Hiện nay, địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có hai công viên mang tên Fidel và Lê Duẩn./.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?