Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội

(Ngày Nay) - Giữa một Hà Nội sôi động và tràn ngập các tụ điểm giải trí mang hơi thở hiện đại, Bá Phổ Nhạc Đường không chỉ là nơi dành cho những tâm hồn hoài cổ, nặng tình với âm nhạc cổ truyền mà còn là một không gian mở cho các bạn trẻ muốn tìm tòi, khám phá các nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Bộ sưu tập hơn 400 loại nhạc cụ truyền thống được gia đình nghệ sĩ Bá Phổ trưng bày tại Bá Phổ Nhạc Đường.
Bộ sưu tập hơn 400 loại nhạc cụ truyền thống được gia đình nghệ sĩ Bá Phổ trưng bày tại Bá Phổ Nhạc Đường.

Bước vào nhạc đường, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy choáng ngợp trước số lượng các loại đàn, nhạc cụ truyền thống được trưng bày bên trong. Không chỉ được tận mắt thưởng lãm, du khách sẽ được trực tiếp thưởng thức âm thanh trong trẻo, du dương của các loại nhạc cụ do chính gia đình nghệ sĩ Bá Phổ biểu diễn.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 1

Những nhạc cụ truyền thống thay vì được cất giữ, bảo quản trong lồng kính lại được trưng bày trong không gian hết sức cởi mở.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 2

Bá Phổ Nhạc Đường hiện lưu giữ những nét tinh hoa của văn hóa 54 dân tộc Việt Nam.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 3

Các nhạc cụ từ Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ đều được nghệ sĩ Bá Phổ chọn lọc sưu tầm.

Theo chia sẻ của nghệ sĩ Bá Phổ, mỗi loại đàn đều được ông kỳ công nghiên cứu phục dựng, chế tạo, cải tiến và đều ẩn chứa các giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa độc đáo. Sau hơn 60 năm, bộ sưu tập của nghệ sĩ Bá Phổ đã lên đến hơn con số 400, từ đàn nguyệt, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn tranh cho đến trống đồng,…

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 4

Chiếc đàn T'rưng mà "Vua đàn nguyệt" Bá Phổ mất 7 năm để nghiên cứu phục chế và cải tiến.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 5

NSƯT Mai Liên - vợ nghệ sĩ Bá Phổ, nổi tiếng với tài năng chơi đàn đá và đàn T'rưng.

Không chỉ dày công sưu tập các loại nhạc cụ của 54 dân tộc Việt Nam, nghệ sĩ Bá Phổ còn cho thấy tài năng và niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống bằng việc có thể chơi thông thạo tất cả các loại đàn được trưng bày trong nhạc đường.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 6

Bá Phổ Nhạc Đường được bố trí hai sân khấu để bài trí các nhạc cụ và là nơi biểu diễn trực tiếp cho khán giả.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 7

Tâm nguyện của nghệ sĩ Bá Phổ khi mở cửa nhạc đường đó là nhằm nghiên cứu – bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Từ đó khơi gợi tình yêu truyền thống và lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền văn hóa Việt Nam, và là điểm đến để tham khảo của những nhà quản lý, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn về nhạc cụ truyền thống.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 8

Một chiếc trống đồng được phục chế tại nhạc đường.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 9

Chiếc đàn đá khi cất lên âm thanh trong trẻo khiến người nghe liên tưởng tới không gian của núi rừng Tây Nguyên.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 10

Người con trai - nghệ sĩ Bá Nha, cũng là một tài năng âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ và có cùng niềm đam mê với các nhạc cụ dân tộc giống cha mẹ.

Lạc bước vào 'bảo tàng' nhạc cụ truyền thống giữa lòng Hà Nội ảnh 11

Tọa lạc tại số 61 Ngụy Như Kon Tum, Bá Phổ Nhạc Đường là không gian nghệ thuật độc đáo, làm giàu thêm đời sống văn hóa người dân Hà Nội và du khách quốc tế.

Vào mỗi tối Chủ nhật, những khán giả dành tình yêu cho âm nhạc truyền thống có thể ghé qua Bá Phổ Nhạc Đường để thưởng thức các buổi biểu diễn của gia đình nghệ sĩ Bá Phổ, cũng như tìm lại những nét đẹp văn hóa xưa của dân tộc.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?