Lần đầu tiên lễ khai mạc Olympic được tổ chức tại Di sản Thế giới UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội, lễ khai mạc sẽ diễn ra ở trung tâm của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận: bờ sông Seine ở Paris (Pháp).
Dọc hai bờ sông Seine được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1991. Ảnh: UNESCO
Dọc hai bờ sông Seine được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1991. Ảnh: UNESCO

Thay vì diễn ra trong một sân vận động khép kín, lễ khai mạc Paris 2024 sẽ được tổ chức bên bờ dòng sông Seine. Hơn 10.000 vận động viên, nghệ sĩ và quan chức sẽ cùng nhau diễu hành, tạo nên màn trình diễn ngoạn mục chưa từng có. Các đoàn vận động viên sẽ di chuyển từ bờ Đông sang bờ Tây sông Seine, biểu diễn trên các cây cầu và tượng đài nổi tiếng của Paris.

Lễ khai mạc không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là lễ hội lớn dành cho người dân Paris và du khách trên toàn thế giới. Hơn 300.000 khán giả sẽ có mặt trực tiếp tại các bến cảng để thưởng thức chương trình và hàng trăm triệu khán giả sẽ theo dõi qua truyền hình.

Sông Seine không chỉ là một dòng sông mà còn là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của Paris. Từ những công trình kiến trúc cổ kính như Nhà thờ Đức Bà, Sainte Chapelle đến những cây cầu mang đậm phong cách Phục hưng như Pont Neuf, tất cả đều tập trung dọc theo hai bờ sông.

Khi theo dõi lễ khai mạc, khán giả sẽ có cơ hội được du hành qua thời gian, khám phá những giai đoạn lịch sử khác nhau của Paris. Từ kiến trúc Gothic uy nghiêm của thời Trung cổ đến vẻ đẹp tráng lệ của Paris thế kỷ 17 và 18, tất cả đều được tái hiện một cách sống động qua những màn trình diễn nghệ thuật.

Lần đầu tiên lễ khai mạc Olympic được tổ chức tại Di sản Thế giới UNESCO ảnh 1

Nhiều môn thể thao hấp dẫn sẽ diễn ra tại bờ sông Seine. Ảnh: UNESCO

Dọc hai bên bờ sông, du khách dễ dàng bắt gặp những công trình kiến trúc cổ điển tráng lệ như Palais de Louvre, Invalides, Ecole Militaire và Monnaie. Paris từng là tâm điểm của các kỳ triển lãm thế giới vào thế kỷ 19 và 20. Nhiều công trình kiến trúc độc đáo vẫn được bảo tồn đến ngày nay và trở thành một phần không thể thiếu của cảnh quan sông Seine. Trong đó, biểu tượng nổi tiếng nhất phải kể đến Tháp Eiffel, một kỳ quan kiến trúc bằng sắt được cả thế giới biết đến.

Các đảo và bến cảng như Ile Saint Louis, Quai Malaquais và Quai Voltaire là ví dụ điển hình cho sự quy hoạch đô thị hài hòa và tinh tế của Paris thế kỷ 17 và 18. Các quảng trường và đại lộ rộng lớn được xây dựng dưới thời Napoléon III, đặc biệt là những công trình của kiến trúc sư Haussmann, đã tạo nên một diện mạo mới cho Paris và ảnh hưởng sâu rộng đến quy hoạch đô thị của nhiều thành phố lớn trên thế giới, nhất là các thành phố ở Mỹ Latinh.

Trong hai tuần diễn ra Olympic Paris 2024, nhiều môn thể thao hấp dẫn sẽ diễn ra tại bờ sông Seine như bóng chuyền bãi biển ngay dưới chân Tháp Eiffel, judo và đấu vật tại Champ-de-Mars, bơi marathon từ Pont Alexandre III. Những địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử của Paris như Grand Palais, Esplanade des Invalides và Place de la Concorde sẽ trở thành nơi diễn ra các cuộc tranh tài đầy kịch tính của các môn đấu kiếm, taekwondo, bắn cung, breakdance, BMX, trượt ván và bóng rổ 3x3. Cung điện và Công viên Versailles, một trong những di sản văn hóa thế giới nổi tiếng nhất, là nơi tổ chức cuộc thi cưỡi ngựa, kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và sự mạnh mẽ của vận động viên.

Theo UNESCO
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.