Làn sóng đại dịch COVID-19 thứ 2 ở Trung Quốc

Gần 108 triệu dân ở khu vực Ðông Bắc Trung Quốc đang bị phong tỏa trở lại, trong khi số ca mắc COVID-19 mới tại đất nước này không ngừng gia tăng, đe dọa làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ hai. 
Phong tỏa nghiêm ngặt tại TP. Thư Lan, Trung Quốc kể từ trưa 18/5.
Phong tỏa nghiêm ngặt tại TP. Thư Lan, Trung Quốc kể từ trưa 18/5.

Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), mấy ngày nay, liên tiếp thông báo các ca bệnh COVID-19 mới. Theo báo South China Morning Post, tất cả trường hợp này đều liên quan đến một phụ nữ cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại thành phố Thư Lan, thuộc tỉnh Cát Lâm hôm 7/5 trước đó. Tỉnh Liêu Ninh gần đó cũng có những trường hợp liên quan đến nguồn bệnh này...

Một loạt diễn biến trên làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ xảy ra làn sóng ca COVID-19 thứ 2 tại Trung Quốc đại lục trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này tìm cách mở cửa lại sau thời gian phong tỏa để đối phó dịch bệnh. Ông Zhong Nanshan - Cố vấn Y tế cấp cao của Chính phủ Trung Quốc - cho hay Trung Quốc vẫn đối mặt “thách thức lớn” về nguy cơ tái diễn dịch bệnh.

Trước tình thế đó, biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã được thực thi tại thành phố Thư Lan, hiện gồm 700 nghìn dân, kể từ trưa 18/5 (theo giờ địa phương). Theo đó, các tòa nhà có người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 đều bị phong tỏa và chỉ có 1 người trong mỗi gia đình được phép rời nhà mua các nhu yếu phẩm trong 2 tiếng với 2 ngày/lần. Các dịch vụ chuyển phát hầu như đều dừng lại trong khi các loại thuốc hạ sốt đã bị cấm bán tại các cửa hàng thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng mọi người che giấu triệu chứng mắc bệnh. Các thành phố khác ở tỉnh Cát Lâm đã tạm dừng các chuyến tàu và xe bus, đóng cửa các trường học, cũng như cách ly hàng chục nghìn người.

Trong khi đó, chính quyền TP. Vũ Hán đang cho tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với toàn bộ 11 triệu dân sau khi ghi nhận một chùm 6 ca nhiễm trong cộng đồng vào 2 ngày 9 và 10/5.

Sự lo âu cộng đồng

Sự căng thẳng trước nguy cơ dịch bệnh quay trở lại đã nhanh chóng lan rộng sang các khu vực xung quanh, thậm chí cả ở những nơi chưa có ca mắc mới nào được ghi nhận. “Mọi người đang cảm thấy thận trọng trở lại” - Fan Pai, nhân viên tại một công ty thương mại ở TP. Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh - khu vực cũng đang đối mặt với việc nối lại các quy định phong tỏa - cho biết. “Trẻ em chơi đùa ngoài trời phải đeo khẩu trang trở lại và các nhân viên y tế phải mặc các bộ đồ bảo hộ. Thật tuyệt vọng bởi bạn không biết khi nào điều này sẽ kết thúc” - Fan Pai chia sẻ.

Shen Jia, một nhân viên bán hàng tại Thẩm Dương vừa phải hủy bỏ chuyến công tác 3 ngày tới TP. Cát Lâm bởi nếu không, anh sẽ bị cách ly 21 ngày khi quay trở về. “Bạn có thể cảm thấy lệnh kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt. Mọi người đang cẩn thận hơn và giảm các hoạt động ngoài trời” - Shen Jia khẳng định.

“Mọi người đều bồn chồn lo sợ. Tôi chưa bao giờ nghĩ tỉnh Cát Lâm lại là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh khi cả nước quay trở lại cuộc sống bình thường” - nhân viên một nhà máy dược phẩm tại TP. Đồng Thoại, tỉnh Cát Lâm cho biết.

Rà soát các ca nhập khẩu

Các nhà chức trách y tế Trung Quốc vẫn chưa biết các ca mắc COVID-19 mới đã bùng phát như thế nào song nghi ngờ rằng các bệnh nhân có thể đã tiếp xúc với những người mắc bệnh quay trở về từ Nga - hiện đã là ổ dịch lớn nhất châu Âu. Được biết, thành phố Thư Lan nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc, chia sẻ đường biên giới với Nga và Triều Tiên. Hiện tất cả những người từ Nga trở về thành phố Thư Lan từ ngày 1/1/2020 đến nay được yêu cầu chủ động đăng ký thông tin với chính quyền địa phương và tiến hành xét nghiệm axit nucelic.

“Các ca nhập khẩu từ nước ngoài và những ca bệnh trong nước đã tạo nên “sức ép kéo” cho chúng tôi trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2” - ông Wang Bin, một quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho hay.

Mặc dù cũng như nhiều địa phương khác, các tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc đã thực hiện cách ly ngay khi nhập cảnh đối với những người trở về từ nước ngoài, nhưng các quan chức nước này nghi ngại rằng có thể đã có những lỗ hổng và thiếu sót trong công tác đưa đón và cách ly tập trung để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo SK&ĐS
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?