Lãng phí tài sản công - Bài 1: Hai bệnh viện hơn 500 tỷ bỏ hoang ở Bình Dương

(Ngày Nay) - Trong khi đa phần các bệnh viện đều rơi vào tình trạng quá tải, xuống cấp trầm trọng vì lâu nay không tìm ra kinh phí để xây dựng cải tạo sửa chữa... thì nhiều năm nay hai bệnh viện Lao Phổi Bình Dương và Tâm Thần Bình Dương mới được đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây dựng xong rồi bỏ hoang.
Bệnh viện Tâm Thần Bình Dương xây xong rồi bỏ hoang. Ảnh: Trần Anh Ngọc
Bệnh viện Tâm Thần Bình Dương xây xong rồi bỏ hoang. Ảnh: Trần Anh Ngọc

Bệnh viện xây xong rồi để đó

Cuối tháng 9/2020, có mặt tại khuôn viên của Bệnh viện Lao Phổi Bình Dương thuộc phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, truớc mắt chúng tôi nhiều khối nhà im lìm lặng lẽ, không một bóng người, các cánh cổng đều khóa lại. Nếu không có bảng hiệu ở cổng thì nhìn vào không ai có thể biết đây là bệnh viện.

Một người dân cho biết, hai bệnh viện này được khởi công xây dựng cách đây đã hơn năm năm và hiện trạng như trên cũng đã được hai năm, lâu nay người ta "vứt" đó, phơi nắng phơi mưa. Thời gian qua, do không có ai trông coi, hai bệnh viện từng là nơi cho bò vào ăn, ngủ và xả xú uế. Cách đây không lâu, khi báo chí phản ánh người ta mới “tuyển” được một bảo vệ trông nom cho bệnh viện Lao Phổi Bình Dương (hiện đang đổi tên thành bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19). Còn bệnh viện chuyên khoa Tâm thần thì đã “năm lần bảy lượt” đề nghị nghiệm thu, bàn giao nhưng bên thụ hưởng không nhận nên tiếp tục khoá lại, bỏ không.

Lãng phí tài sản công - Bài 1: Hai bệnh viện hơn 500 tỷ bỏ hoang ở Bình Dương ảnh 1

Cỏ mọc đầy nhà công vụ của 2 bệnh viện Tâm Thần Bình Dương và Lao Phổi Bình Dương. Ảnh: Trần Anh Ngọc

Để tìm hiểu lý do vì sao bệnh viện Tâm thần Bình Dương xây xong mà không được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, chúng tôi đã nỗ lực tìm người trông coi công trình trên nhưng loay hoay mãi mà chúng tôi vẫn không tài nào tìm được người quản lý. Khi chúng tôi đang tìm cách lách qua cổng bệnh viện đi vào trong khuôn viên bệnh viện ghi nhận tình hình. Tưởng chừng sẽ phải đứng ngoài nhìn vào nhưng khi đi tới cửa hành lang tòa nhà chính, chúng tôi bất ngờ thấy cửa đã bị bung ra.

Đi dọc hành lang từ đầu tới cuối, từ lầu trệt cho đến lầu 3, tất cả đều đang trong tình trạng bỏ không, hoang tàn, bụi bặm phủ bám từ ngoài hành lang cho đến tận nhà vệ sinh. Tại khu sảnh chính tầng trệt, nơi thiết kế để tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục... là nơi mà có nhiều vật dụng nhất, nhưng cũng chỉ là bàn ghế, xa hơn là một số tủ. Tất cả đều trong tình trạng bụi bặm phủ thành lớp dầy, hoang phế, chỉ cần vô tình chạm vào là người ta có thể tạo ra một hình vẽ kỳ dị trên bề mặt các đồ vật đó. 

Tiếp tục ghé các khoa phòng, cảnh tượng cũng không khá hơn. Bên trong các phòng điều trị, phòng chức năng, phòng họp... của bệnh viện Tâm thần đa phần đều trống không. Thỉnh thoảng mới có phòng tiện nghi với vài cái bàn, ghế, quạt điện, tủ, giường bệnh bỏ ngổn ngang chứ không ngay ngắn đúng vị trí mà nó cần hiện diện. Và chúng tôi cũng không tìm đâu ra một thiết bị đặc trưng thường thấy trong công việc ngành y. Điểm khác biệt để phân biệt các phòng bệnh, phòng chức năng ở khu nhà này, người ta đã in những “bảng hiệu” tạm bợ tên phòng trên tờ giấy A4 và dán lên trước cửa.

Dù công trình đã xây dựng xong phần cơ bản, chưa bàn giao, nghiệm thu nhưng một số hạng mục công trình đã xuống cấp, hư hại cũng như thiếu đồng bộ. Không ít khóa cửa khoa phòng đã bị bung ra. Nhiều bình chữa cháy, nắp bồn vệ sinh bị ai đó tháo ra vứt lăn lóc. Cái dị dạng và khó hiểu nhất ở bệnh viện này đó là đến gạch lát nền cũng làm bằng 2 loại màu sắc và kích thước cũng khác nhau. Nơi thì lát gạch màu trắng kích thước ước chừng mỗi cạnh dài tới 2 gang tay người lớn, thỉnh thoảng lại xen vào đó là một số phòng được lát nền bằng gạch lát nhỏ, kích thước chỉ bằng phân nửa và khác màu.

Do lâu ngày không có người quét dọn, trông nom và dọn dẹp nên khu nhà bệnh viện trở thành… nơi cư ngụ và cả nghĩa trang cho nhiều loại bướm, bọ cánh cứng và côn trùng khác… Không khó để “khách tham quan” bắt gặp xác những loài này nằm rải rác ở cầu thang, trong phòng của bệnh viện. Bởi thế mới có thông tin cho rằng, bệnh viện ngân sách bỏ ra xây xong, nhiều lần “cho không” nhưng đơn vị thụ hưởng không dám nhận vì… nhận cái xác, không có trang thiết bị, không có nhân lực… thì nhận làm gì?. Ai dám nhận?.

Lãng phí tài sản công - Bài 1: Hai bệnh viện hơn 500 tỷ bỏ hoang ở Bình Dương ảnh 2

Các thiết bị bên trong bệnh viên Tâm Thần Bình Dương chỉ là bàn ghế tạm bợ. Ảnh: Tiến Đạt

Hai công trình bệnh viện Tâm Thần và bệnh viện Lao được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ tháng 5-2013, thời gian thực hiện từ năm 2014-2018. Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần có quy mô 300 giường, chia làm 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn đầu tư 150 giường). Tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 247 tỷ đồng. Bệnh viện chuyên khoa Lao phổi có quy mô 300 giường, chia làm 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn đầu tư 150 giường). Tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 276 tỷ đồng. Cả hai 2 công trình trên đã hoàn thành vào cuối năm 2018.

“Chuyển chèo sang cải lương, mèo vẫn hoàn mèo”

Rời khỏi bệnh viện Tâm Thần, chúng tôi bước sang bên kia đường, nơi được thiết kế, xây dựng thành bệnh viện Lao Phổi Bình Dương thì hiện đã được chuyển thành Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.

Dù đã chuyển từ “chèo sang cải lương”, từ bệnh viện chuyên khoa Lao Phổi thành bệnh viện dã chiến, nhưng về tổng thể, hình dạng và cả nội thất bên trong gần như không có gì thay đổi.

Nhân sự trực chiến của bệnh viện này hiện là một bảo vệ luống tuổi, không có bóng dáng nhân viên y tế hay nhân viên kỹ thuật nào. Theo người dân sống quanh bệnh viện kể: “Bệnh viện xây xong bỏ đó. Lâu nay còn không khóa cổng, không có bảo vệ nên bò nó chui vào ăn rồi đi vệ sinh trong đó. Sau khi bị phản ánh, cơ quan chức năng mới về thuê bảo vệ canh giữ… đuổi bò là chính”.

“Tôi hỏi anh, công trình bệnh viện Lao Phổi này sau khi nghiệm thu, bàn giao nhưng vẫn không hoạt động vì có mỗi cái “xác bệnh viện” còn hồn thì không. Gọi là bệnh viện nhưng trống hoác trống huơ, không có một mảng xanh, ngoại trừ đám cỏ dại đã cháy khô ngả màu vàng do bị đốt, chặt… Không có trang thiết bị, nhân sự đi kèm thì bàn giao cũng đâu hoạt động được?. Đến giữa năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì nó tạm thời chuyển sang làm bệnh viện dã chiến. Phải chăng vì là bệnh viện dã chiến nên đến giờ đa phần trang thiết bị vẫn… chưa có gì ngoài mấy cái giường, tủ, bàn ghế xếp xó trong đó”, người này nói.

Thế nên, dẫu đã chuyển thành bệnh viện dã chiến để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng thực tế bệnh viện này cũng đang trong cảnh “vườn không phòng trống, thân tàn ma dại” không kém gì bệnh viện Tâm Thần kế bên kia đường.

Đáng nói, tuy khởi công cùng thời với bệnh viện Tâm Thần nhưng hiện công trình bệnh viện Lao Phổi lại rơi vào tình trạng xuống cấp hư hỏng. Một số khu vực như cầu thang tòa nhà 6 tầng, các mảng tường đang trong tình trạng thấm nước, sơn tường đổi màu vàng thành màu sẫm, bong tróc nham nhở.

Lãng phí tài sản công - Bài 1: Hai bệnh viện hơn 500 tỷ bỏ hoang ở Bình Dương ảnh 3

Bệnh viện Lao Phổi thành... "Nghĩa trang côn trùng". Ảnh: Tiến Đạt

Rất nhiều phòng bệnh, phòng chức năng sử dụng mua sắm thiết bị thế nào không rõ nhưng các khóa cửa phòng hiện không đảm bảo. Các cửa phòng, cửa hành lang của bệnh viện này đều phải bổ sung thêm loại "ổ khóa mộc mạc", tức là các cửa phòng được chằng lại bằng những thanh tre…  đặt chéo, ngang, dọc tùy theo vị trí cột bằng dây thừng, kẽm nhằm giằng, giữ cho cửa không bị bung ra hoặc ngăn chặn người ngoài tùy tiện đi vào. 

Đến khoảng 16 giờ chiều, khi bảo vệ bệnh viện Lao Phổi Bình Dương đi bật công tắc điện cho bệnh viện thì cũng chỉ có vài khu vực sáng đèn, nhiều nơi công tắc đã bật nhưng đèn không sáng, hoặc có sáng cũng chỉ vài bóng. Cụ thể như hệ thống đèn quanh hàng rào bệnh viện Lao Phổi Bình Dương, không sáng nổi một bóng. Người dân địa phương nói: “Không hiểu đường truyền dẫn tải điện, các hệ thống thiết bị điện thế nào hay người ta đấu nối kiểu gì mà điện lúc có lúc không. Chỉ phí tiền tỷ mà chưa xài đã hỏng? Nguồn điện cho bệnh viện mà như vậy nếu đem vào hoạt động sẽ ra sao?”.

Không chỉ có phần chuyên môn, khu vực xây dựng nhà công vụ cho nhân viên y tế cũng trong tình trạng hoang tàn, không có người ở. Các căn hộ trong tình trạng bỏ không, cỏ mọc từ ngoài vào tận trong phòng.

Lãng phí tài sản công - Bài 1: Hai bệnh viện hơn 500 tỷ bỏ hoang ở Bình Dương ảnh 4

Toàn cảnh bệnh viện Lao Phổi Bình Dương. Ảnh: Tiến Đạt

Bóng tối phủ dần đầy 4 tòa nhà của 2 bệnh viện (2 tòa nhà của bệnh viện Tâm Thần, 2 tòa nhà bệnh viện Lao Phổi), chúng tôi lên xe về lại TP.HCM trong đầu miên man câu hỏi vì sao người ta có thể đem hàng trăm tỷ đồng bỏ ra xây dựng những công trình ý nghĩa xong đem phơi mưa dãi nắng, bỏ không… để nó "thân tàn ma dại" đến mức độ này?. Vì sao khi mà mỗi ngày, tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM nơi cách đây vài chục km thì người bệnh đang chen chúc nhau 2-4 người chung một giường bệnh. Thậm chí còn chui cả dưới gầm giường, ra hành lang nằm mà ở Bình Dương lại xảy ra tình trạng bỏ hoang bệnh viện?. Càng nghĩ càng thấy xót xa!

Cuối tháng 9/2020, sau nhiều lần liên hệ bằng điện thoại với lãnh đạo ban ngành liên quan nhưng không được, chúng tôi đã đem câu hỏi này tới các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, khi tới Trung tâm hành chính công của tỉnh Bình Dương, chúng tôi bị bảo vệ toà nhà yêu cầu đứng ở dưới sảnh gọi điện lên liên hệ, chứ không cho phép lên làm việc trực tiếp với các đơn vị liên quan.

Sau khi liên hệ với Sở Y tế tỉnh Bình Dương, phóng viên Ngày Nay đã nhận được câu trả lời ngắn gọn bằng văn bản với nội dung đây là dự án do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương phụ trách nên Sở Y tế từ chối trả lời. 

Về phía Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương, sau khi cử một nhân viên văn phòng xuống tiếp nhận giấy giới thiệu, nội dung câu hỏi thì hẹn sẽ gọi điện sau. Đến đầu tháng 10/2020, đại diện Ban quản lý đã hẹn làm việc với phóng viên Ngày Nay. Tuy nhiên, tại buổi làm việc này, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lại tiếp tục ghi nhận câu hỏi và hẹn chậm nhất đến ngày 9/10 sẽ trả lời. Tuy nhiên, đến nay vẫn tiếp tục bặt vô âm tín.

Bài 2: Những mảng tối chờ lộ sáng?!

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.