Lao động ở Bình Dương bắt đầu công cuộc tìm việc dịp đầu năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tại Bình Dương, những năm trước, trung bình vào đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tuyển dụng từ 30.000 - 50.000 lao động. Tuy nhiên đầu năm 2023, qua khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp không cao, từ 10.000 - 15.000 lao động gồm cả nhu cầu tuyển dụng lao động mới cũng như tuyển bù đắp số lao động không trở lại làm việc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trở lại hoạt động, lao động trở lại làm việc trên 95%. Lao động chưa trở lại làm việc do một số doanh nghiệp chưa có đơn hàng sản xuất, một số doanh nghiệp thời gian dự kiến hoạt động trở lại từ ngày 6-15/2/2023. Ngoài ra, một số lao động có nhu cầu nghỉ thêm sau Tết, có khả năng nghỉ việc để tìm công việc mới phù hợp, thu nhập cao hơn...

Từ tháng 6/2022, việc xuất khẩu và đơn hàng của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại Bình Dương giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn chỉ hoạt động 30-50% công suất. Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều trong tháng 7 và 8/2022. Sau đó, doanh nghiệp ổn định được một thời gian, tuy nhiên gần đây, nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn phải cắt giảm bớt lao động.

Qua khảo sát nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 cho thấy, nhu cầu tuyển dụng không cao do ảnh hưởng của biến động thị trường những tháng cuối năm. Tuy nhiên, sau Tết, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn cần từ 10.000 - 15.000 lao động gồm cả nhu cầu tuyển dụng lao động mới cũng như tuyển bù đắp số lao động không trở lại làm việc. Đây là cơ hội tốt cho những lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp quay lại tham gia vào thị trường lao động sau Tết…

Tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Hồng Anh (quê ở Trà Vinh) đang chú tâm vào thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự. Chị Hồng Anh cho biết, đợt cuối năm 2022, chị làm việc cho một công ty của Đài Loan (Trung Quốc) và nằm trong nhóm người bị cắt giảm nhân sự. Đã gắn bó với Bình Dương nhiều năm, chị vẫn bám trụ tại đây để chờ tìm việc mới. Tuy nhiên, chị Hồng Anh đánh giá, năm nay, doanh nghiệp tại tỉnh tuyển dụng không nhiều.

Tại Khu công nghiệp Kim Huy và Đại Đăng (thành phố Thủ Dầu Một) và Đồng An (thành phố Thuận An), các công ty đặt bảng tuyển dụng đều có khá đông người đến nộp hồ sơ xin việc làm. Anh Lê Văn Tuấn (quê ở Sóc Trăng) chia sẻ, các doanh nghiệp cần tuyển dụng chủ yếu là ngành nghề điện tử, may mặc, giày, chế biến, điện... Anh Tuấn đã cầm hồ sơ đi 4 ngày nay để có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, để đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngay sau Tết và trong năm 2023 của doanh nghiệp trên địa bàn, Sở tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh thu thập thông tin việc làm trống của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn, nhất là vị trí việc làm có tính thời vụ để tuyên truyền đến người lao động. Trung tâm cần đẩy mạnh kết nối cung - cầu, kết nối với doanh nghiệp khác đang có nhu cầu tuyển dụng, giúp người lao động mất việc có cơ hội quay trở lại thị trường lao động.

Bên cạnh đó, Trung tâm tăng cường tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến, phỏng vấn online hàng ngày, hỗ trợ lao động đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có cơ hội tiếp cận ngay với doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tư vấn kịp thời cho doanh nghiệp có cắt giảm lao động về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên cùng địa bàn.

Trung tâm tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối việc làm qua các công cụ Zalo OA, facebook, điện thoại, email, tìm việc nhanh trên website, sàn giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến… để người lao động có thể tiếp cận việc làm nhanh chóng, thuận lợi; cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu tạo nguồn dữ liệu đáng tin cậy phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.