Lập ‘siêu ủy ban’: Bộ trưởng nêu rõ mục tiêu duy nhất

(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn cho rằng các ý kiến khác nhau về cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là điều dễ hiểu, nhưng Bộ KHĐT chỉ có một mục tiêu duy nhất khi đưa ra đề xuất này.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng-Ảnh VNN
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng-Ảnh VNN

Bộ KHĐT hiện đang chủ trì soạn thảo Nghị định về việc thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp, mà theo đề xuất của Bộ sẽ có tên gọi Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc phải thành lập một cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước hiện nay đã quá cấp bách, vì không thể để khối tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp trị giá hơn 5 triệu tỷ đồng tiếp tục lãng phí, thất thoát hoặc sử dụng kém hiệu quả.

Theo Bộ trưởng, chúng ta thấy được điều đó ngay ở những dự án ngàn tỷ hiện không phát huy hiệu quả mà công luận cũng như nhiều cơ quan chức năng đã đề cập trong thời gian qua.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự lãng phí này. Một trong những nguyên nhân chính là khâu quản lý hiện đang phân tán, thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm. Để khắc phục vấn đề này, thì một cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn và tài sản của nhà nước ở các DN là rất cần thiết. Hơn nữa, những vấn đề về pháp lý của cơ quan này cũng đã chín muồi.

Cụ thể, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ “tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN”.

Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ không còn chức năng “thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại DN” như trước đây. Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN cũng không còn quy định về sự tham gia của các bộ quản lý tổng hợp vào thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DN.

Trước những ý kiến phản biện, Bộ trưởng cho biết Bộ KHĐT rất trân trọng các ý kiến đóng góp, phản biện từ các tổ chức, chuyên gia và luôn lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu tất cả các ý kiến. Dù rất khác nhau, nhưng các ý kiến đều có điểm tương đồng với quan điểm của Bộ KHĐT rằng việc thành lập một cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN đã không thể chậm trễ hơn được nữa. Các vấn đề cần thảo luận, bàn bạc là mô hình cơ quan này ra sao, chức năng và phạm vi hoạt động thế nào?

Cũng theo Bộ trưởng, nếu cơ quan này được thành lập thì quyền nắm giữ khối tài sản này của các cơ quan, nhất là các bộ sẽ không còn. Vì vậy, sự nghi ngờ, thậm chí là phản đối là điều dễ hiểu. Hơn nữa, nghị định đang trong quá trình hoàn thiện, mô hình, phương thức và công cụ hoạt động hiệu quả cho cơ quan này đang được xác định, lo ngại gia tăng cũng là điều hiển nhiên.

“Quản lý và sử dụng hiệu quả số vốn tài sản khổng lồ của nhà nước, góp phần vào sự thịnh vượng chung của quốc gia là mục tiêu duy nhất mà Bộ KHĐT theo đuổi khi xây dựng nghị định này”, Bộ trưởng khẳng định. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết ông kỳ vọng cơ quan này sẽ đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần DNNN.

Về vấn đề bộ máy hành chính, khi thành lập cơ quan thống nhất đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DN, đương nhiên những cơ quan đang thực hiện chức năng này ở các bộ, ngành sẽ phải ngừng hoạt động hoặc chuyển sang nhiệm vụ khác.

Trả lời câu hỏi về công tác giám sát cơ quan này, Bộ trưởng cho biết người dân, báo chí và Quốc hội, Chính phủ, cùng các cơ quan liên quan sẽ giám sát cơ quan này theo một cơ chế minh bạch thông tin theo hướng hiện đại nhất, tiện lợi nhất. Mọi sai phạm của bất cứ cá nhân nào của cơ quan này trong quá trình hoạt động cũng sẽ được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, trách nhiệm cá nhân sẽ được tăng cường nhờ cơ chế này.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.