Lễ chùa, cầu an online - xu thế trong mùa dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Khái niệm đi chùa online, lễ chùa online hay cầu an online không còn mới mẻ với Phật tử và người dân, nhất là khi cả thế giới và Việt Nam đã và đang đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Lễ chùa, cầu an online - xu thế trong mùa dịch Covid-19

Thực tế, những năm gần đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và nhiều cơ sở tự viện trên cả nước đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ trong quản lý điều hành mà còn trong công tác hoằng pháp như tổ chức các đại lễ, các khóa lễ cầu an, lễ Vu Lan… theo hình thức trực tuyến.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các cơ sở tự viện trên cả nước đã tổ chức nhiều khóa lễ phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân theo đúng chỉ đạo của GHPGVN. Tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội), không còn cảnh người dân ngồi tràn lòng đường trong các đại lễ cầu an hay đại lễ Vu Lan báo hiếu. Nhờ ứng dụng CNTT, Phật tử và người dân có thể tham dự, theo dõi các nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính qua các website Phật giáo, các nền tảng mạng xã hội, kênh Youtube...

Năm mới 2021, nhiều Phật tử cũng có thể đăng ký cầu an trực tuyến tại mạng xã hội Butta của GHPGVN. Thông qua hình thức tổ chức này, Phật tử và đông đảo người dân vẫn có thể gửi gắm trọn vẹn niềm tin tâm linh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nói về tiện ích của việc ứng dụng các hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu tâm linh thông qua nền tảng mạng xã hội của GHPGVN, chị Mai Hoa (Hà Nội) bày tỏ: “Nhờ những tiện ích này, tôi có thể theo dõi các nghi lễ tâm linh, được bổ sung thêm kiến thức về giáo lý nhà Phật, hiểu về triết lý nhân sinh, tâm hướng thiện, cảm thấy bình an hơn”.

Theo Đại đức Thích Giác Giáo – Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trụ trì chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh): “Có những nơi không thể xây chùa được hoặc điều kiện không cho phép người dân tới chùa chiêm bái, nhất là lúc đại dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp thì nhờ các ứng dụng trực tuyến, họ có thể tụng kinh, niệm Phật, thực hiện các nghi thức tâm linh. Nếu thực sự có tâm thành kính thì dù đến chùa hay thực hiện các nghi thức tâm linh trực tuyến thì cũng không có gì khác biệt”.

Đại đức Thích Giác Giáo cũng cho biết thêm, hiện nay, trên mạng đang tồn tại một số ứng dụng không chính thống (không được GHPGVN cấp phép). Vì vậy, người dùng nên cẩn trọng khi sử dụng những ứng dụng này, tránh bị lợi dụng, rơi vào mê tín dị đoan, đánh mất niềm tin vào thực tại”.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký GHPGVN cho biết: “GHPGVN khuyến khích Tăng Ni, Phật tử ứng dụng các hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội như Giác Ngộ Online, Phật giáo.org, Phật sự Online, MXH Butta. Việc tham dự các khóa lễ cầu an trực tuyến cũng là dịp để các Phật tử được nghe những bài pháp của đức Phật, góp phần tăng trưởng trí tuệ, bồi dưỡng lòng từ bi, từ đó giảm bớt tham sân si, cùng nhau cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc”.

Việc GHPGVN đẩy mạnh phát triển các ứng dụng CNTT tạo cơ hội để các Phật tử bày tỏ niềm tin, thành tâm hướng đến đạo Phật, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19, người dân cần hạn chế đến nơi đông người. Bên cạnh đó, người dùng cần cẩn trọng, tránh bị mê hoặc bởi những văn hóa xấu, sa đà mê tín dị đoan...

Theo VOV
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.