Lễ hội Cầu Ngư được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(Ngày Nay) - Lễ hội Cầu ngư được tổ chức thường niên ở Đà Nẵng vừa vinh dự đón bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể.
Ông Huỳnh Văn Hùng trao bằng chứng nhận Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng là di sản văn hóa phi vật thể - Ảnh: Dân Việt
Ông Huỳnh Văn Hùng trao bằng chứng nhận Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng là di sản văn hóa phi vật thể - Ảnh: Dân Việt

Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, sáng nay (ngày 20/2), tại lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng), thay mặt VHTT&DL, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã trao Bằng chứng nhận "Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng" là di sản văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia.

Trước đó, ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc đã Thiện ký Quyết định số 4068-QĐ/BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình là 01 trong 08 Di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cầu Ngư được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1
Lễ hội Cầu Ngư được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2
Lễ hội Cầu Ngư được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 3

Một số tiết mục văn nghệ tái hiện mong ước của ngư dân vùng biển. Ảnh: HT/ Lao động

Từ bao đời nay, Lễ hội cầu ngư là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân. Đối với đời sống cộng đồng cư dân biển, lễ hội cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm. Là lễ hội cầu mùa - cầu ngư, lễ tế và cầu xin ngư thần ban cho được một năm “trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”...

Tại TP Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư được tổ chức thường niên, quy mô, bài bản ở các địa phương hành nghề biển. Lễ hội này chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh và tác động sâu sắc đến việc bám biển, mưu sinh của cộng đồng vạn chài.

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định giá trị đặc sắc của lễ hội. Điều này còn thể hiện sự ghi nhận công lao to lớn và tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền bối, các thế hệ ngư dân, nhà nghiên cứu… đã cống hiến tâm sức sáng tạo, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa.

Lễ hội Cầu Ngư được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 4

Lễ hội Cầu ngư được các ngư dân ở Đà Nẵng tổ chức thường niên - Ảnh: VTC News

Tờ Infonet đưa tin, cùng với Lễ hội cầu ngư còn có thêm 07 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc các loại hình nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của một số địa phương trong cả nước, đó là: Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, Nghề làm bánh phồng Sơn Đốc (tỉnh Bến Tre); Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp); Lễ bỏ mả của người Raglai (tỉnh Ninh Thuận); Lễ cấp sắc của người Sán Dìu, Pá Dung của người Dao (tỉnh Thái Nguyên); Soọng Cô của người Sán Dìu (tỉnh Vĩnh Phúc).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.