Lễ hội Cầu ngư: Nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của cư dân biển miền Trung

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 29/2, Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, năm 2024 diễn ra tại công viên biển Hà Khê với nhiều hoạt động truyền thống, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của cư dân vùng biển miền Trung.
Nghi lễ chính của Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Nghi lễ chính của Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Từ sáng sớm, nghi lễ rước Nghinh thần được diễn ra trang trọng trước biển Nguyễn Tất Thành do các cụ cao niên trong quận Thanh Khê làm chủ lễ; đông đảo người dân địa phương trong các trang phục áo dài khăn đóng, đoàn hát bả trạo, đội kèn, trống, đội cờ tham gia đoàn rước kiệu Nghinh thần từ bờ biển về khu vực làm lễ chính. Tại lễ tế chính, các vị trưởng lễ cùng đại diện chính quyền địa phương, người dân đã dâng hương kính cáo các chư thần để cầu an, cầu ngư.

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Nguyễn Hữu Công, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển miền Trung, cư dân ở các làng chài ven biển Đà Nẵng, trong đó có ngư dân làng biển Thanh Khê. Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông ở làng biển Thanh Khê, ra đời và phát triển dựa trên những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử văn hóa tâm linh của vùng đất; phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của ngư dân làng chài Thanh Khê.

Lễ hội Cầu ngư: Nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của cư dân biển miền Trung ảnh 1

Các thuyền cá ngư dân thực hiện nghi thức ra quân đánh bắt thủy sản tại Lễ Cầu ngư.

Qua hơn 3 thế kỷ, các thế hệ người dân làng biển Thanh Khê theo cha truyền con nối đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong ứng xử với sóng gió nơi biển cả. Ngày nay, nghề đánh bắt cá ở làng biển Thanh Khê vẫn tiếp tục hoạt động, tuy có gặp những khó khăn nhất định nhưng truyền thống hoạt động nghề cá của dân vạn chài và đời sống tinh thần, tín ngưỡng vẫn tồn tại, giữ vững. Đây chính là nền tảng gốc cho Lễ hội Cầu ngư làng biển Thanh Khê được duy trì hằng năm.

Lễ hội Cầu ngư diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29/2) gồm các nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động hội. Phần hội được tổ chức đan xen nhiều hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài như: Đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, ẩm thực “hương vị biển”; hát tuồng, hô hội bài chòi…

Ban Tổ chức cũng bố trí các gian trưng bày mô hình, hình ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”; sản phẩm OCOP, đặc trưng của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các món ẩm thực đặc trưng trên địa bàn quận Thanh Khê. Các hoạt động được diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ngư dân bước vào vụ đánh bắt năm mới; đồng thời thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.

Lễ hội Cầu ngư là lễ hội quan trọng, lớn nhất trong năm, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”. Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.