Lễ hội Nghinh Ông của người dân vùng biển Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 18/2 (nhằm mùng 9 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Nghinh Ông đã được tổ chức tại lăng Ông Duyên Hải, ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Lễ hội Nghinh Ông của người dân vùng biển Bạc Liêu

Đây là một trong những Lễ hội Nghinh Ông có quy mô lớn của của tỉnh Bạc Liêu, cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đông đảo người dân, du khách đến cầu may mắn, thuận buồm xuôi gió trong năm mới.

Lễ hội Nghinh Ông Duyên Hải năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ 17-19/2024, nhằm mùng 8 đến 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), thu hút hàng ngàn du khách cùng người dân vùng ven biển Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang tham gia trẩy hội.

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu đã có mặt tại Lăng Ông chờ đợi thời khắc diễu hành đón Ông từ biển vào lăng để làm lễ cúng tế, tạ ơn theo phong tục tập quán của ngư dân tại địa phương. Phần lễ được bắt đầu với nghi thức diễu hành, rước Ông từ biển vào với sự tham gia của nhiều tàu đánh cá của ngư dân địa phương trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.

Các cụ già, thiếu nữ… nghiêm trang trong bộ lễ phục, kính cẩn làm lễ tại Lăng Ông Duyên Hải theo nghi thức truyền thống của người dân miền biển, cầu cho mưa thuận, gió hòa, tàu thuyền ra khơi đầy ắp cá, tôm….

Đúng 8 giờ sáng, đoàn tàu đánh cá 3 chiếc chở hàng trăm người đi từ bên trong Lăng Ông ra cửa biển Cái Cùng làm lễ rước Ông vào lăng. Đoàn tàu được gắn cờ, hoa, có tiếng trống múa lân, tiếng máy nổ vang cả một khu vực, cùng với sự hò reo của những người dân hai bên bờ sông, tạo một không khí sôi nổi, thành kính. Khi đưa Ông từ cửa biển vào, Ban Quản lý Lăng Ông tổ chức buổi cúng tế với việc dâng hương, hoa, trái cây, trà, rượu…, tạ ơn Ông đã cho ngư dân một năm qua nhiều may mắn và cầu mong một năm mới bình an, tốt đẹp.

Ông Huỳnh Văn Mừng, ngư phủ ở ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình cho biết, năm nào cũng vậy, khi ăn Tết Nguyên đán xong, đến mùng 9 tháng Giêng, vợ chồng ông lại tất bật mua đồ cúng đến Lăng Ông để cúng tế. Ông Mừng chia sẻ: Ngư dân ở đây gọi cá voi là Ông là để bày tỏ lòng thành kính. Bởi, Ông luôn là vị thần bảo vệ bình an cho ngư dân vùng ven biển giữa sóng to gió lớn. Với người đi biển, không gì hơn là cầu mong Ông sẽ mang đến sự thuận buồm xuôi gió, được một mùa cá bội thu.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, Lễ hội Nghinh Ông năm nay được tổ chu đáo, sinh khí rộn ràng hơn trước. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút hàng ngàn ngư dân từ khắp nơi trong tỉnh tham gia. Nghinh Ông là lễ hội văn hóa, tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Bạc Liêu nói riêng, các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Dù trời nắng nóng nhưng người dân không quản ngại từ nơi xa, đặc biệt là những người hành nghề đi biển đổ về Lăng Ông để cúng bái, cầu mong những điều tốt đẹp cho mùa đi biển đầu năm.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...