Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa xứ núi Sam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 29/5 (ngày 22/4 âm lịch), tại tỉnh An Giang đã diễn ra Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa xứ núi Sam. Đây là hoạt động mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2024.
Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa xứ núi Sam

Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa xứ núi Sam diễn ra trong không khí trang nghiêm, với các nghi thức: Lễ khai thủy - đăng sơn - thỉnh thánh mẫu; dâng hương đài liệt sĩ; thực hiện lễ phục hiện thỉnh áo, mão Bà lên kiệu,..

Bắt đầu Lễ phục hiện, trong tiếng trống múa lân rộn ràng, hàng ngàn du khách và nhân dân trong vùng xếp hàng dài theo sau các vị bô lão của phường Núi Sam và lãnh đạo tỉnh An Giang thành kính đến dâng hương tại Miếu Bà Chúa xứ núi Sam, Nhà bia liệt sĩ và tiến hành các nghi thức rước tượng Bà Chúa xứ thánh Mẫu từ trên đỉnh núi Sam về Miếu Bà (nơi an vị tượng Bà ở dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc). Tại đây diễn ra chương trình sân khấu hóa lễ phục dựng rước Bà Chúa xứ núi Sam.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm nay diễn ra từ ngày 22/5 đến 3/6 (ngày 15 đến 27/4 âm lịch); lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ.

“Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải bảo vệ di sản, Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Với phương châm tạo điều kiện để du khách và nhân dân cùng tham gia, đưa Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam dần trở về với tính cộng đồng, năm nay, phần hội được tổ chức phong phú, sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của nhân dân và du khách. Công tác tuyên truyền, quảng bá lan tỏa hình ảnh, ý nghĩa của lễ hội được chú trọng; qua đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong lễ hội, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Ngoài lễ phục hiện rước tượng Bà, lễ hội còn có các nghi lễ đặc sắc khác, như: Lễ tắm Bà vào 24 giờ đêm 30/5 (ngày 23/4 âm lịch); lễ thỉnh sắc thần Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về Miếu Bà; lễ Túc yết, lễ Xây chầu; lễ Chánh tế; lễ Hồi sắc đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ Miếu Mà về lăng mộ,…

Thông qua Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam, thành phố Châu Đốc nói riêng, tỉnh An Giang nói chung mong muốn đưa sự kiện này trở thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, hướng tới xây dựng sản phẩm, thương hiệu văn hóa, du lịch tỉnh An Giang trên nền tảng các giá trị văn hóa của dân tộc.

Năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, Lễ hội đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ trình tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.