Năng lượng hạt nhân vẫn còn gây tranh cãi ở châu Âu, chủ yếu là do những lo ngại về an toàn. Tin tức về việc khởi động OL3 được đưa ra khi Đức tắt ba lò phản ứng cuối cùng vào ngày 15/4, trong khi Thụy Điển, Pháp, Anh và các nước khác đang lên kế hoạch phát triển mới.
Nhà điều hành OL3 - Teollisuuden Voima, thuộc sở hữu của công ty Phần Lan Fortum và một tập đoàn gồm các công ty năng lượng và công nghiệp, cho biết đơn vị này dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 14% nhu cầu điện của Phần Lan, giảm nhu cầu nhập khẩu từ Thụy Điển và Na Uy.
Lò phản ứng 1,6 gigawatt (GW) là nhà máy hạt nhân đầu tiên của Phần Lan trong hơn 4 thập kỷ và là nhà máy đầu tiên của châu Âu sau 16 năm kể từ 2005. Nhà máy ban đầu được mở cửa hoạt động 4 năm, nhưng sau đó gặp nhiều vấn đề kỹ thuật.
OL3 lần đầu tiên cung cấp sản phẩm thử nghiệm cho lưới điện quốc gia của Phần Lan vào tháng 3 năm ngoái và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất bình thường vào 4 tháng sau đó, nhưng đã xảy ra một loạt sự cố và mất điện nên mất nhiều tháng để khắc phục.
Các nhà phân tích cho biết, Phần Lan - quốc gia Bắc Âu duy nhất có mức thâm hụt điện lớn, có thể mong đợi vào chi phí điện thấp hơn từ việc khởi động lại nhà máy.
Hoạt động xuất khẩu điện của Nga sang Phần Lan đã kết thúc vào tháng 5 năm ngoái khi công ty điện lực Inter RAO của Nga cho biết họ chưa được thanh toán cho lượng năng lượng đã bán. Đây là hậu quả của hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa Công ty độc quyền xuất khẩu nhà nước Nga Gazprom đã sớm kết thúc các chuyến vận chuyển khí đốt tự nhiên đến quốc gia Bắc Âu này.Moskva và châu Âu trong cuộc chiến ở Ukraine.
Công ty độc quyền xuất khẩu của Nga - Gazprom, đã sớm kết thúc vận chuyển khí đốt tự nhiên đến quốc gia Bắc Âu này.