Lúng túng trong bảo tồn hai tấm bia đá cổ tại Thanh Hóa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia từ năm 1993, hai tấm bia đá cổ thuộc Di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hải (Quần thể Di tích lịch sử, nghệ thuật Quốc gia bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang bị xuống cấp trầm trọng; bao năm qua vẫn chờ được bảo quản, trùng tu, tôn tạo…
Tấm bia (đang được tận dụng làm tường rào) được ghép lại từ 6 phiến đá xanh, ghi lại công các tướng sĩ thời Hậu Lê và những người đã soạn, khắc, dựng nên văn bia này.
Tấm bia (đang được tận dụng làm tường rào) được ghép lại từ 6 phiến đá xanh, ghi lại công các tướng sĩ thời Hậu Lê và những người đã soạn, khắc, dựng nên văn bia này.

Hai tấm bia có niên đại trên 300 năm, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và gắn với nhân vật lịch sử Lê Thì Hải (1639 -1716), là tướng trong suốt ba đời vua là Lê Gia Tông, Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông… Ông được người bác là danh tướng Lê Thì Hiến (1610-1675) nuôi dạy nên người. Đến tuổi thanh niên, ông sung vào quân ngũ, cầm đầu đội quân tiên phong, chinh chiến ở miền biên cương phía Bắc, lập được nhiều công lao và được triều đình phong làm quan Trấn thủ các đạo Cao Bằng, Thái Nguyên, Sơn Tây… Sau nhiều lần lập công lớn, ông được phong chức Thự Phủ sự, tước Thạc Quận Công. Sau khi ông mất, triều đình đã cho xây dựng lăng mộ và lập đền thờ ông tại quê hương là thôn Đông, xã Phú Hào, huyện Lôi Dương (nay thuộc thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Đây là khu di tích khá quy mô bề thế. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm, biến động của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên, hiện nay, Di tích chỉ còn lại hai tấm bia cổ bằng đá. Trong đó, tấm bia ghi lại công lao của danh tướng Lê Thì Hải cao khoảng 2m, gồm 3 phần là mũ bia, thân bia và đế bia, được chạm khắc tinh xảo, rõ nét dù đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian. Tấm bia còn lại được ghép lại từ 6 phiến đá xanh, ghi lại công các tướng sĩ thời Hậu Lê và những người đã soạn, khắc, dựng nên văn bia này. Cả hai tấm văn bia đều có niên đại Vĩnh Thịnh thứ 6 (năm 1710), được đánh giá là những tấm bia đặc biệt, hiếm có và mang ý nghĩa quan trọng đối với ngành điêu khắc đá của Việt Nam.

Điều đáng nói ở đây, dù có tuổi đời hàng trăm năm và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (tháng 8/1993) và cấp Quốc gia (tháng 12/1993) nhưng di tích này lại nằm trên mảnh đất rộng gần 1.000m2 của gia đình anh Dương Bá Hùng (thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn). Một tấm bia nằm gần khu chăn nuôi của gia đình anh Dương Bá Hùng và tấm còn lại được sử dụng làm tường rào trước nhà. Tình trạng này đã tồn tại nhiều năm, nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay chưa tìm ra biện pháp để bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.

Lúng túng trong bảo tồn hai tấm bia đá cổ tại Thanh Hóa ảnh 1

Dù có tuổi đời hàng trăm năm và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia (tháng 12/1993) nhưng di tích này lại nằm trên mảnh đất của gia đình anh Dương Bá Hùng (thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn).

Ông Chu Kim Tưởng, cán bộ văn hóa xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn cho biết: "Xã đã nhiều lần báo cáo lên trên xin hỗ trợ để duy tu, bảo vệ di tích, nhưng chưa được cấp trên cấp kinh phí đầu tư. Vào năm 2008 và 2009, sau nhiều lần xã đề nghị, huyện Triệu Sơn và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý cho địa phương được làm Nhà bia để che mưa, che nắng cho hai tấm bia ở di tích Lê Thì Hải và bia ở di tích Lê Thì Hiến. Tuy nhiên, do vướng mắc về quy hoạch, về đất đai và kinh phí, nên khu nhà bia không thể thi công được".

Anh Dương Bá Hùng (thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn) cho biết: “Gia đình tôi đã sống trên mảnh đất này nhiều đời nay. Nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa của hai tấm bia nên ở phạm vi gia đình, chúng tôi rất lo lắng bảo vệ, giữ gìn vì biết đây là tài sản của Nhà nước. Gia đình rất nhiều lần đề nghị với chính quyền địa phương nếu bố trí mảnh đất khác, hỗ trợ xây nhà, chúng tôi sẵn sàng chuyển đi, nhường đất lại để Nhà nước tu bổ, tôn tạo, bảo vệ Khu Di tích và hai tấm bia này".

Theo lý giải của ông Nguyễn Xuân Quy, Chủ tịch UBND xã Thọ Phú (huyện Triệu Sơn), nhiều năm nay, chính quyền địa phương rất muốn phục dựng lại di tích cũng như bảo tồn hai tấm bia cổ này. Thế nhưng, cái khó là hai tấm bia trong Di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hải lại nằm trên đất có trích lục của hộ dân. Do đó, công tác bảo tồn và quản lý di tích này rất khó khăn. Trong khi đó, quỹ đất của địa phương chưa thể bố trí được nguồn đất tái định cư cho gia đình anh Dương Bá Hùng. Chính vì vậy, xã lúng túng trong việc quản lý, bảo vệ di tích.

"UBND huyện Triệu Sơn đã giao cho xã Thọ Phú tiến hành dọn vệ sinh, bảo quản xung quanh khu vực hai tấm bia đá. Đồng thời, huyện sẽ báo cáo tỉnh vì đây là vấn đề cấp thiết để sớm có phương án xử lý, đầu tư, tu sửa, phát huy giá trị của di tích. Gia đình anh Dương Bá Hùng đã đồng thuận tiến hành dỡ bỏ khu chăn nuôi gần sát với tấm bia ghi lại công lao của danh tướng Lê Thì Hải trong thời gian sớm nhất", ông Nguyễn Xuân Quy, Chủ tịch UBND xã Thọ Phú cho biết.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.