Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể kinh lá buông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 11/5, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể kinh lá buông” đã được tổ chức tại chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Các bộ kinh lá buông được trưng bày bên lề hội thảo tại Chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Các bộ kinh lá buông được trưng bày bên lề hội thảo tại Chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Hội thảo do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Hội thảo đã nhận được hơn 70 tham luận của các nhà nghiên cứu đến từ các viện, trường trong cả nước; các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trụ trì các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các tham luận tập trung làm rõ bối cảnh ra đời Sas-tra Slâc Rít “Sách lá buông”; quá trình phát triển kinh lá buông và những bộ sưu tập kinh cổ viết trên lá buông ở các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang; kinh lá buông - di sản văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ; giá trị văn hóa nghệ thuật Phật giáo của người Khmer An Giang qua nghệ thuật chế tác kinh lá buông.

Đồng thời, các tham luận đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản kinh lá buông: Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho công tác bảo tồn, quảng bá di sản “kinh lá buông” ở tỉnh An Giang; phát huy giá trị văn hóa kinh lá buông trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer ở An Giang hiện nay; bảo tồn và phát huy Kinh lá buông - di sản văn hóa, lịch sử, tôn giáo của người Khmer Nam Bộ…

Theo Thượng tọa, thạc sỹ Thạch Nê, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban, kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước và Đại đức, Thạc sỹ Danh Hữu Lợi, Ủy viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, người Khmer có tiếng nói và chữ viết, riêng hệ thống kinh sách được sử dụng theo hệ ngữ Pali. Từ đó, ngữ hệ Pali tiếp biến vào ngôn ngữ Khmer, làm cho ngôn ngữ Khmer đa dạng và phong phú.

Về chữ viết, người Khmer đã ghi chép trên bia đá, lá buông (satra), sau này là giấy. Những ghi chép này phản ánh quan niệm, những suy nghĩ, kinh nghiệm về cuộc sống vật chất, tinh thần của nhiều thế hệ.

Thượng tọa, thạc sỹ Thạch Nê nhấn mạnh, kinh lá buông chứa đựng nội dung giáo lý của Phật giáo, triết học, kinh nghiệm sống, văn thơ, những mẩu chuyện dân gian đúc kết lại. Ngoài ra, kinh lá buông còn ghi chép lại những khía cạnh về cuộc sống văn hóa, xã hội của người Khmer từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Kinh lá buông được xem như một quyển sách, ghi lại những thông tin, lưu giữ và bảo tồn văn hóa bản địa. Trong Phật giáo, kinh lá buông lưu giữ lại Tam tạng kinh điển, Satra Sêch-sa, Satra Pra-vê-ni, Phật tích, truyện ngắn liên quan đến Đức Phật, được dùng phổ biến trong các buổi thuyết pháp nhân dịp lễ lớn nhỏ theo truyền thống Phật giáo.

“Kinh lá buông là tài sản vô giá chứa đựng giá trị về văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, kinh lá buông còn mang giá trị lịch sử to lớn đối với người Khmer, thông qua số năm được viết trên trang đầu của satra. Cũng có những satra, người viết không để lại năm, thông qua đó có thể nhận biết đôi nét về phong tục và nền giáo dục của người Khmer thời xưa” - Thượng tọa, thạc sỹ Thạch Nê khẳng định.

Bên cạnh đó, lá buông (satra), là một trong những hình thức lưu trữ văn bản cổ của người Khmer trong thời kỳ giấy chưa được sử dụng phổ biến, là bước ngoặt lịch sử của người Khmer trong việc sử dụng lưu trữ văn bản, lưu trữ kinh nghiệm, khắc chép kinh Phật hay khắc chép tác phẩm văn học. Đó không những là tài liệu để học tập, nghiên cứu, mà còn là minh chứng cho thấy trình độ phát triển của người Khmer trong việc tìm ra dụng cụ ghi chép chữ viết, ghi chép lịch sử đức Phật, kinh tụng, lịch sử dân tộc, hay kinh nghiệm cuộc sống, giúp đánh dấu một giai đoạn phát triển chữ viết và ngữ pháp của ngôn tự Khmer.

Đồng tình với các ý kiến trên, Tiến sỹ Phan Thanh Định, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trải qua rất nhiều năm tháng, thời gian và những tác động của môi trường, khí hậu, con người, những bản kinh lá buông có từ xa xưa đang dần bị hư hoại. Cùng với đó, những nghệ nhân chế tác kinh lá buông không còn nhiều. Kỹ thuật xử lý nguyên vật liệu và khắc chữ trên lá buông đã dần mai một nên các bản kinh lá buông ngày càng ít.

Tiến sỹ Phan Thanh Định khẳng định, các hoạt động nghiên cứu về kỹ thuật chế tác, khắc chữ trên lá buông cũng như việc giữ gìn các bản kinh lá buông đã có là rất cần thiết hiện nay, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản kinh lá buông, đưa kinh lá buông của Việt Nam vào bản đồ các nghiên cứu về sách viết lá trên thế giới.

Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.