Vắc-xin Pentaxim do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất giúp phòng 5 loại bệnh khác nhau cho trẻ với chỉ 1 mũi tiêm, giúp bảo vệ trẻ em phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn.
Trong tháng 12/2015 – đầu 2016, dự kiến sẽ có 200.000 liều Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim được cung cấp cho thị trường Việt Nam. Cụ thể là có 160.000 liều trong tháng 12 và 40.000 liều còn lại trong tháng 2/2016.
Thực trạng khan hiếm vắc-xin dịch vụ “5 trong 1” khiến cho nhiều người dân có con nhỏ phải xếp hàng từ 4 giờ sáng để đăng ký chích ngừa cho con; thậm chí, có không ít phụ huynh đã viết trên trang face book cá nhân rằng, sẽ phải đưa con ra nước ngoài để được tiêm loại vacxin này.
Ngày 24/12, phòng khám dịch vụ Polyvac của bệnh viện Đại học Quốc Gia Hà Nội, 182 Lương Thế Vinh, Hà Nội có thông báo sẽ có 140 liều tiêm Vắc-xin 5 trong 1 dịch vụ (Pentaxim) trong ngày 25/12 với giá 720.000 đồng/mũi.
Nắm bắt được thông tin, ngay từ chiều 24/12 cho đến rạng sáng 25/12 các bậc cha mẹ đã đến xếp hàng lấy số trong khi 7h30 sáng ngày 25 trung tâm mới làm việc.
Sự khác nhau giữa Vacxin 5 trong1 dịch vụ (Pentaxi,) và vacxin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Quinvaxem)
Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vắc-xin toàn tế bào, còn vắc-xin của Pháp là vô bào, nên không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù, do đó sẽ tinh khiết hơn.
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ông Hiển cho biết nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho con đi tiêm dịch vụ an toàn hơn là đúng vì thực tế Vắc-xin ngoài dịch vụ là Vắc-xin được nhập khẩu từ châu Âu, thành phần tinh chế hay còn gọi và Vắc-xin vô bào.
Loại vắc-xin này có tính an toàn gấp 10 lần vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chúng ta đang áp dụng. Nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm.
Ở vắc-xin Quinvaxem có chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc và phản ứng thường do protein trong vi khuẩn đó gây ra (gồm sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, nặng hơn là bị sốc phản vệ).
Về lo ngại liên quan đến thành phần ngừa ho gà như trên, ông biết, trước khi đưa Quinvaxem“5 trong 1” vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tham khảo ý kiến và được WHO nhận định rằng vắc-xin toàn tế bào này vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến chấp nhận được.
Hiện nay, Vắc-xin Quinvaxem (miễn phí) đã được sử dụng tại 94 nước trên thế giới với số lượng khoảng 449 triệu liều. WHO một lần nữa khẳng định: Vaccine Quinvaxem là vaccine an toàn hiệu quả, có chất lượng tốt và chi phí hợp lý theo kết quả tiền thẩm định của WHO. vắc-xinQuinvaxem đã được WHO tiền thẩm định về chất lượng vào năm 2006. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã sử dụng khoảng 24,9 triệu liều.
Lý do các bậc phụ huynh "sính" vacxin ngoại
- Nghĩ là nó an toàn cho con
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh còn là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Khi tiêm vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mà ở đây là vacxin 5 trong 1 Quinvaxem đã xảy ra nhiều trường hợp sốc phản vệ thậm chí tử vong nên gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, tất cả các trường hợp tai biến nặng trên đều được tiến hành điều tra, báo cáo kịp thời. Tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem không tăng so với các năm trước. Các trường hợp tử vong này chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý khác.
Ngoài ra, nhiều người có tâm lý không đưa con đi tiêm chủng vì sợ phản ứng sau tiêm như quấy, sốt cao, bỏ ăn/ bú,...
Khi được hỏi tại sao mẹ lại chọn Pentaxim để tiêm cho con, nhiều cha mẹ cho rằng tiêm mũi đó tốt, an toàn, con không bị sốt. Thậm chí có độc giả còn cho rằng tiêm mũi này "con sẽ không bị chết sau tiêm".
Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vắc xin Quivaxem nói riêng và vắc xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng.
Sau khi tiêm, bé có thể có các biểu hiện như sưng đỏ, đau ở vết tiêm, sốt cao, quấy khóc nhiều, ăn/ bú kém. Có bé thì vẫn ăn ngủ tốt và không bị sốt. Nhưng những biểu hiện này sẽ kéo dài 1-2 ngày sau tiêm và hết dần sau đó.
- Tâm lý vắc xin dịch vụ là vắc xin ngoại
Hầu hết người dân vẫn nhầm lần tất cả vắc xin dịch vụ đều là vắc xin nhập ngoại còn vắc xin tiêm miễn phí là vắc xin nội, không đảm bảo chất lượng. Chính tâm lý này khiến nhiều bậc phụ huynh e dè không dám cho con đi tiêm chủng miễn phí.
Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch. Đây là nhầm lẫn hết sức tai hại.Thực tế vắc xin dịch vụ vẫn có vắc xin nội và ngược lại nhiều vắc xin tiêm chủng mở rộng được nhập khẩu từ ngước ngoài.
Trước tình trạng "cháy" hàng, một số công ty cung ứng phải gom vắc-xin từ một số nước mang về nhưng lượng vắc-xin này cũng không đáng kể nên vài ngày là hết.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, có thể dự đoán được lượng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng qua thống kê số trẻ trong độ tuổi cần tiêm ngừa. Còn đối với những loại vắc-xin dịch vụ thì rất khó dự đoán được vì phải tùy thuộc vào nhu cầu của người dân từng thời điểm.
Vắc xin nội hay ngoại, dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng cũng đều qua kiểm định hết sức nghiêm ngặt nên các bậc cha mẹ nên cân nhắc cho con đi tiêm đúng thời điểm để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho con.
Nha Trang