Mách bạn bí kíp ăn lẩu an toàn cho sức khỏe

Nhiều người lựa chọn ăn lẩu khi mùa Đông đến nhưng không phải ai cũng biết cách ăn lẩu sao cho an toàn . Dưới đây là những bí kíp giúp bạn thoải mái thưởng thức nồi lẩu nóng hổi, nghi ngút mà không lo hại sức khỏe.
Mách bạn bí kíp ăn lẩu an toàn cho sức khỏe

Mách bạn bí kíp ăn lẩu an toàn cho sức khỏe - anh 1

Rửa sạch nồi, nguyên liệu trước khi sử dụng

Đây là bước đơn giản nhưng bạn không nên bỏ qua. Bạn hãy rửa sạch nồi, nguyên liệu vì những vật sót lại trong nồi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nồi lẩu. Việc rửa sạch nguyên liệu giúp loại bỏ phần nào trứng ký sinh và vi khuẩn gây hại.

Lót dạ bằng hoa quả

Việc làm này rất có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Ăn một chút hoa quả hay uống một ly sinh tố lót dạ không chỉ giúp giải nhiệt, hạn chế nguy cơ nóng trong mà còn giúp dạ dày không bị quá tải khi ăn uống.

Thực phẩm cần được nấu chín

Nguyên liệu ăn lẩu rất đa dạng, có thể là thịt, cá và rau sống... Trong quá trình chế biến và sử dụng dễ bị nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, nguyên liệu cần được nấu chín để nâng cao hiệu quả khử trùng, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. Bạn cũng nên để các nguyên liệu trong những đĩa tách biệt.

Ăn nhiều rau, củ, quả

Nhiều gia vị cay nóng như ớt, hành, sa tế trong nồi lẩu khiến bạn dễ bị nóng trong. Do đó, bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ để giải nhiệt, điều hòa, trừ nóng và giải độc. Một số loại rau như cải chíp, cải xoong, rau muống, mướp đắng, ngó sen… có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Bên cạnh đó, đậu phụ cũng có tác dụng hạn chế nóng trong, tán hỏa, trị khát, lại rất thân thiện với dạ dày.

Đợi thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn

Nhiệt độ cao làm tăng khả năng kích thích của các gia vị cay nóng có trong nồi lẩu. Không những thế, nhiệt độ đồ ăn quá cao còn làm tổn thương khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản. Cùng với ảnh hưởng của các gia vị, điều này sẽ dẫn tới viêm loét đường tiêu hóa, sung huyết, sưng phồng và dẫn đến nhiều bệnh khác.
Để an toàn cho các bộ phận trong cơ thể, bạn hãy cho thực phẩm ra đĩa hoặc bát, để nguội bớt rồi mới ăn.

Uống trà sau khi ăn lẩu

Trà xanh hay các loại trà như trà atiso, trà cỏ ngọt, trà tâm sen…đều có tác dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, chống độc, không những thế còn giúp an thần, bổ gan, lọc máu, làm đẹp da… Bởi vậy, bạn hãy uống trà sau khi ăn lẩu nhé!

Không nên thường xuyên ăn lẩu

Ăn lẩu quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá, khiến bạn từ một người khoẻ mạnh lại phải mang trong mình những căn bệnh phiền toái.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên thường xuyên ăn lẩu bởi đây là thời gian thân nhiệt cơ thể ở mức cao, thường xuyên ăn lẩu khiến hệ tiêu hoá của bạn bị ảnh hưởng và điều đó không có lợi cho thai nhi.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

- Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút không nên ăn lẩu hải sản. Ngoài ra, người dị ứng với hải sản cũng nên tránh để đảm bảo sức khoẻ. Bạn có thể chọn những loại lẩu thanh đạm hơn để giúp cơ thể mạnh khoẻ.

- Những người bị bệnh gan, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm amiđan cấp tính, viêm phế quản cấp tính không nên ăn lẩu cừu. Người bị nóng trong, lạnh sớm hoặc đang dùng thuốc nhuận tràng cũng cần hạn chế ăn.

- Nấm nhiều nước, vitamin và khoáng chất tuy nhiên nhiều người bị dị ứng với nấm, ăn lẩu nấm có thể làm cơ thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày mãn tính cũng không nên ăn.

- Những thực phẩm cay trong lẩu cay dễ gây tổn thương đến dạ dày, nhất là những người có dạ dày hoặc lá lách yếu. Đây cũng là loại lẩu không nên ăn thường xuyên với bất cứ ai.

Xem thêm:

6 công dụng bất ngờ của hành lá đối với sức khỏe

Những bộ phận trên cơ thể dễ bị lạnh vào mùa Đông

Mách bạn bí kíp trị đôi chân bốc mùi khi đi tất nhiều

Những lưu ý để sử dụng túi sưởi an toàn trong mùa Đông


Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.