Mái chèo thiên thu trên dòng sông còn chảy mãi

[Ngày Nay] - Phó Đức Phương ốm nặng đã lâu. Người hâm mộ, qua nhiều kênh thông tin đã biết về căn bệnh hiểm nghèo đến với người nhạc sỹ tài hoa và gàn bướng này.
Nhà báo Đỗ Thu Hà
Nhà báo Đỗ Thu Hà

Người ta đã tưởng chỉ có thể chia sẻ với ông và gia đình bằng những lời cầu nguyện sức khoẻ và vào mạng nghe lại những bài hát cũ của ông, những bài hát mà chỉ nghe tên thôi đã làm sống dậy cả nửa thế kỷ đầy tự hào của Bài hát Việt: Những cô gái quan họ, Hồ Núi Cốc, Một thoáng Tây Hồ, Chảy đi sông ơi, Trên đỉnh Phù vân, Mái chèo thiên thu, Về quê ...

Mái chèo thiên thu trên dòng sông còn chảy mãi ảnh 1

Nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Thì thật vừa vặn và hữu duyên, bạn bè, học trò của nhạc sỹ, cùng với gia đình và các ca sỹ gắn bó với nhạc Phó Đức Phương, đã quyết định tổ chức một đêm nhạc của ông tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào giữa những ngày hè đỏ lửa để một lần nữa mang lại những giai điệu đẹp đẽ nhất của ông đến với người nghe, và ngược lại, giúp công chúng chuyển đến người nhạc sỹ đang chống chọi với bệnh tật một lời chúc lành thân thương nhất.

“Sẽ vẫn là Phó Đức Phương như ông vốn thế”

Ca sỹ Tùng Dương, người xuất hiện trong đêm nhạc ngoài vai trò ca sỹ , tất nhiên, còn đảm nhiệm một trọng trách khác: biên tập âm nhạc.

Anh sẽ lên danh sách bài hát, chọn bài hát gì trong kho tàng âm nhạc cực kỳ đồ sộ của Phó Đức Phương mà công chúng mới tiếp cận rộng rãi với khoảng dưới 100. Anh cũng sẽ là người chọn ca sỹ: Thanh Lam hát bài nào? Mỹ Linh có thử làm mới không? Minh Thu vẫn được hát “Mái chèo thiên thu” hay đổi vai cho ai khác? Và Tùng Dương có chọn những bài mình thích nhất của Phó Đức Phương để thêm một lần khẳng định vị trí Divo của mình?

Mái chèo thiên thu trên dòng sông còn chảy mãi ảnh 2

"Không có bất ngờ gì cả, Phó Đức Phương sẽ vẫn là Phó Đức Phương như chúng ta từng nghe. Chị Lam vẫn hát Hồ trên núi, Không thể và có thể, chị Linh vẫn “Chảy đi sông ơi” và “Trên đỉnh Phù Vân”, Minh Thu vẫn “Mái chèo thiên thu”... ai hát hay nhất bài nào mà chú Phương đã “duyệt” lâu nay thì lần này sẽ tiếp tục hát.

Là người biên tập, tôi sẽ làm đúng lời chú nói với tôi: “mày cứ chọn cái xương xẩu nhất mà chơi, sẽ thành công”, bài nào khó quá mới quá hoặc quen quá thì tôi nhận. Đây không phải cuộc thi để mọi người cạnh tranh toả sáng, mà là một sân khấu để chúng tôi bày tỏ tình yêu với âm nhạc Phó Đức Phương, để công chúng thấy âm nhạc của ông vẫn giá trị biết chừng nào, và để ông tiếp tục vui, lạc quan, khó tính và cầu toàn như ông vẫn thế” - Tùng Dương chia sẻ.

Lam và Linh đều nói ông Phương rất lạc quan, lạc quan phi thường so với sự tưởng tượng của họ: Ông nói nhiều, cười to, bắt bẻ từng li từng tí khi yêu cầu họ “hát đúng nhạc đã rồi sáng tạo gì thì sáng tạo”. Ông cũng tuyên bố: đã xin âm dương, quẻ bảo phải sống, bác sỹ cũng bảo đương nhiên sống rồi, vì thế tôi quyết định sống!

Đã 55 năm từ khi “Những cô gái quan họ” lần đầu tiên vang lên tên sóng phát thanh và ngay lập tức chiếm được tình yêu tuyệt đối của bạn nghe đài, đã 50 năm giai điệu khoan nhặt mái chèo “Hồ trên núi” thành bản nhạc bất hủ đứng đầu “Ngũ Hồ ca” của Việt Nam , đã 25 năm từ khi Chảy đi sông ơi và Trên đỉnh Phù vân cùng với hàng loạt ca khúc tuyệt vời của Nguyễn Cường, Trần Tiến, Dương Thụ, Phú Quang... đưa nhạc Việt chiếm lĩnh sân khấu trong nước tuyệt đối, đẩy lùi một cách nhẹ nhàng êm ái nhạc hải ngoại, nhạc ngoại lời Việt, nhạc sến ra khỏi dòng chủ lưu. Với những thành tựu lớn lao ấy, Phó Đức Phương xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhạc sỹ lớn nhất của âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Âm hưởng dân gian da diết, quấn quít vấn vương trong từng nốt phụ, dấu luyến, từng điển tích nhẹ nhàng thoáng qua trong lời ca, nhưng tầng tầng lớp lớp triết lý và cách viết nhạc quá nhiều nốt phụ như một công trình kiến trúc baroque của Phó Đức Phương cho người ta thấy tư duy của một ông thầy dạy toán được đào tạo bài bản và gốc gác “nhà Nho nổi loạn” của một dòng họ lừng danh đất Bắc - Phó Đức Chính, đồng đội của Nguyễn Thái Học trong Khởi nghĩa Yên Bái là chú ruột ông.

Đồng hành cùng Phó Đức Phương và các ca sỹ "ruột" của ông trong "Khúc hát phiêu ly" còn có những người tri kỷ trong âm nhạc : Nguyễn Cường- người vào vai Tráng sỹ trong "Bộ Tứ Sông Hồng" và Nguyễn Vĩnh Tiến - nhạc sỹ trẻ được Phó Đức Phương chia sẻ như một tâm hồn đồng điệu.
Cũng còn có sự xuất hiện của một người bạn đã đồng hành cùng ông suốt gần 20 năm trong sự nghiệp tổ chức biểu diễn và làm bản quyền âm nhạc : nhà văn Trần Thị Trường.

Chị xuất hiện trên sân khấu không phải để nói về nhạc Phó Đức Phương, mà chỉ để một lần nữa minh định với người hâm mộ : không ai hy sinh cho âm nhạc nhiều như Phó Đức Phương - ở vào đỉnh cao nhất, chín muồi nhất của sự nghiệp sáng tac, ông lại dành toàn tâm đi đòi tiền bản quyền sáng tác cho... người khác. Làm giám đốc Trung tâm bản quyền âm nhạc, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, bao nhiêu năm chịu đủ áp lực, thù ghét và cả tai tiếng vì tiền, ông luôn là người trong sáng, khờ khạo và gàn dở nhất.

Đêm nhạc “khúc hát phiêu ly” vào 10/7 tại Nhà hát Lớn HN, có thể Phó Đức Phương chưa kịp bình phục để đến dự. Nhưng chắc chắn ông có thể yên tâm: mái chèo thiên thu vẫn êm đềm khua nước trên dòng sông còn chảy mãi, và chẳng có đỉnh phù vân nào đẹp bằng những giai điệu mà ông đã mang đến cho cuộc đời này. Ông cũng có thể chắc chắn một điều nữa: qua live stream, ông sẽ nhận được rất nhiều tình yêu và lời chúc lành của người yêu âm nhạc ông, yêu bài hát của ông, bởi vì ông xứng đáng.

Đêm nhạc “khúc hát phiêu ly” vào 10/7 tại Nhà hát Lớn HN, có thể Phó đức Phương chưa kịp bình phục để đến dự. Nhưng chắc chắn ông có thể yên tâm: mái chèo thiên thu vẫn êm đềm khua nước trên dòng sông còn chảy mãi, và chẳng có đỉnh phù vân nào đẹp bằng những giai điệu mà ông đã mang đến cho cuộc đời này.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.