Có lẽ nằm mơ, người dân phố cổ Hà Nội cũng không tưởng tượng ra bộ mặt phố cổ ảm đạm như thời điểm hiện tại. Dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp đã khiến những con phố sầm uất, sôi động nhất Thủ đô trở nên “tê liệt” vì không thể kinh doanh, buôn bán.
Bà Nguyễn Thị Thu, một chủ quán cafe trên phố Tô Tịch thở dài thườn thượt: “Chưa bao giờ, chưa khi nào chúng tôi chứng kiến cảnh tượng phố cổ như thế này, trừ thời chiến, khi phố cổ mới đóng cửa hàng loạt. Cứ hy vọng dịch bệnh qua đi trong ngày một ngày hai, thế mà dịch đã kéo dài cả năm, không biết đến khi nào, phố mới trở lại ngày xưa”.
Một bộ mặt phố cổ rất khác lạ được phóng viên Ngày Nay ghi lại trong ngày 15/9:
Một loạt cửa hàng trên phố Đinh Tiên Hoàng, tuyến phố có vị trí kim cương tại Hà Nội do đóng cửa lâu ngày nên đã trở thành nơi vẽ bậy của thanh thiếu niên. |
Trên phố Gia Ngư, hàng loạt cửa hàng đã đóng cửa. Cuộc "tháo chạy" bất đắc dĩ này đã khiến những tuyến phố sầm uất trở nên yên tĩnh lạ thường. Cửa nhà giờ thành nơi hóng gió của người già. |
Phố Hàng Bạc, khi những cửa hàng dời đi, người bán hàng rong này đã có thêm vị trí lý tưởng để đặt gánh hàng, nhưng việc buôn bán cũng chẳng mấy khá khẩm. |
Những người đàn ông đang khá thoải mái ngồi tán gẫu, hút thuốc lào trước một cửa hiệu lớn đã đóng cửa lâu ngày trên phố Lương Ngọc Quyến. Phía sau họ là những hình vẽ kỳ dị. |
Thật khó tưởng tượng, đây là một mặt tiền của cửa hiệu trên phố Mã Mây. |
Những hình vẽ kỳ dị trên phố Đinh Liệt ngày càng dài thêm. Không ai có thể hình dung, bộ mặt những tuyến phố Kim Cương của Hà Nội lại ở trong tình trạng bi đát như thế này. |
Trên phố Hàng Bè, trẻ em và người già có thêm chỗ vui chơi. Những không gian như thế này thì chỉ ngày Mùng Một Tết may ra mới có. |
Một cửa hàng bán tranh với vị trí siêu đắt, siêu hiếm vì nằm giữa ngã tư, nhưng nay buộc phải đóng cửa để "nhường chỗ" cho những bức vẽ nhăng nhít bên ngoài. |
Loạt cửa hàng trên mặt phố Hàng Gai cũng cửa đóng them cài. Do diện tích các khung cửa khá bé nên "trẻ trâu" không mặn mà sáng tác tại đây. |
|