Miền Nam đối diện với tình trạng tia cực tím cao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều khu vực tại miền Nam đang đối diện với tình trạng tia cực tím rất cao có thể gây hại cho sức khoẻ 
Miền Nam đối diện với tình trạng tia cực tím cao

Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 3-5 là mức trung bình, từ 6-7 là mức cao, từ 8-10 là mức rất cao, trên 10.5 là mức đặc biệt cao (có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, gây bỏng trong thời gian 25 phút), còn từ 11 trở lên là mức cực kỳ cao, rất nguy hiểm, (có nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu con người tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ).

Tại các thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (tỉnh Quảng Nam), mức cao nhất của tia cực tím là 9,8 trong khung giờ 11-12 giờ. Tại các thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau (tỉnh Cà Mau), tia cực tím cực đại ở mức 10,1-10,4 lúc 12 giờ. Bức xạ tia cực tím có nguy cơ gây hại rất cao phổ biến trong khung giờ 10-13 giờ, riêng tại Cà Mau là từ 11-14 giờ.

Trong ba ngày tới (ngày 10-12/3), tại các thành phố thuộc Bắc Bộ chỉ số tia cực tím cực đại trong ngày ít thay đổi và đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại từ trung bình đến cao. Các thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau có chỉ số tia cực tím đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao, đều ở mức 10.

Với thời tiết nắng nhiều và kéo dài nhiều giờ, người dân nên áp dụng các cách phòng tránh để cơ thể giảm mức ảnh hưởng từ tia cực tím. Khi ra đường, người dân cần mặc quần áo bảo hộ, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai, đeo kính râm để bảo vệ mắt - lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh, sử dụng kem chống nắng đều đặn, ngay cả khi trời nhiều mây, đặc biệt chú ý hơn trong khung giờ bức xạ tia cực tím gây hại cao nhất.

Cụ thể, vào thời điểm từ 11-13 giờ, khi tia cực tím đạt mức cực đại trong ngày, các thành phố có chỉ số ở mức gây hại rất cao (7,5 đến 10,4) như sau: Thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) ở mức 8,6, thành phố Đà Nẵng ở mức 8,7, thành phố Hội An (Quảng Nam) ở mức 8,7, thành phố Nha Trang (Khánh Hoà) ở mức 9,7, Thành phố Hồ Chí Minh ở mức 9,9, thành phố Cần Thơ ở mức 9,1, thành phố Cà Mau (Cà Mau) ở mức 10,4.

Theo dự báo viên Nguyễn Mạnh Linh, Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ ngày 1 đến ngày 3/3, các tỉnh, thành phố Bắc Bộ có chỉ số tia UV cực đại dao động ở ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình đến cao. Trong khi đó, các tỉnh, thành Trung Bộ trở vào Nam Bộ có chỉ số tia UV cực đại ở mức nguy cơ gây hại rất cao.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần phòng tránh tác hại của tia UV bằng cách mặc quần áo dài tay tối màu, có khả năng chống nắng, đội mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai, đeo kính râm có tròng kính chống nắng để bảo vệ mắt, bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.

Vào cuối tháng 2/2021,chỉ số nhiệt (HI- Heat Index) cực đại tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Thành phố Hồ Chí Minh và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có giá trị 32-41, thuộc mức đặc biệt cẩn trọng.

Tại mức nhiệt này, người dân có khả năng chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Chỉ số HI là một chỉ số kết hợp nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong các khu vực bóng râm để ấn định nhiệt độ tương đương theo cảm nhận của con người. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, chỉ số HI ở mức dưới 27 là an toàn; từ 27 đến 32 là ở mức cẩn trọng, có thể gây mệt mỏi nếu duy trì tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài; từ 32-41 thuộc mức đặc biệt cẩn trọng, có khả năng chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Chỉ số HI ở mức 41-54 là nguy hiểm, người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Chỉ số HI trên 54 là cực kỳ nguy hiểm, người dân rất dễ bị say nắng, sốc nhiệt ở ngoài trời.

Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.