Mô hình 'hộp kể chuyện' tại bảo tàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ đầu tháng 7, “Hộp kể chuyện” là mô hình chuyển đổi số mới được áp dụng tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ với mong muốn giúp công chúng hiểu rõ về di sản, đồng thời thêm yêu lịch sử, văn hóa Việt.

Với thiết kế hình dáng tương tự một chiếc hộp cùng bảng điều khiển bên trong, khách tham quan có thể chọn lựa dữ liệu dựa trên biểu tượng hiện vật được cài đặt sẵn. Sau khi nhấn nút chọn trên màn hình, du khách sẽ được nghe kể câu chuyện với các chủ đề như “Ấn đồng Lương tài hầu chi ấn” (Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh), “tượng Chăm Ganesha” (Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh), “áo dài” (Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ) và “tòa nhà” (Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) thông qua các postcast với thời lượng khoảng 3 phút.

Cùng bạn đến trải nghiệm tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, em Vũ Hường (Trường Trung học Phổ thông Gia Định) cho biết, với giọng đọc truyền cảm, dễ nghe, em có thể dễ dàng hình dung các câu chuyện qua từng chủ đề. So với việc tham quan trực tiếp nghe loa từ thuyết minh viên, hình thức này tạo cho em sự tập trung cao độ, kích thích sự khám phá, tìm tòi. Hường mong muốn sẽ có thêm nhiều mô hình hay và độc đáo như vậy để các học sinh có thể đến học hỏi, trải nghiệm tại nhiều bảo tàng trên địa bàn Thành phố.

Nữ sinh Lê Hà Minh Thư (học sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) thích thú trước các chủ đề có trong “Hộp kể chuyện”.

Theo Minh Thư, đến với bảo tàng, em được thư giãn trong không gian yên bình, được nghe, cảm nhận rõ rệt về những sản phẩm văn hóa có giá trị trường tồn theo thời gian.

Theo bà Emmanuelle Pavillon Grosser, Tổng Lãnh sự Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, “Hộp kể chuyện” là thiết bị truyền đạt nội dung qua âm thanh được thi công tại Việt Nam dựa trên thiết kế của Bảo tàng Confluences (Lyon, Pháp) nhằm giới thiệu tới công chúng Thành phố bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu trong các bảo tàng trên địa bàn.

Thông thường khi đến bảo tàng, khách tham quan đi với số lượng nhiều sẽ được thuyết minh viên hướng dẫn. Nếu đi với số lượng ít, khách phải tự tìm hiểu về hiện vật, những câu chuyện ở đó. Điều này đôi lúc gây ra một số khó khăn cho du khách, nhất là những em nhỏ, người lớn tuổi hoặc những người không biết chữ. Khi “hộp kể chuyện” hoạt động, du khách có thể ngồi vừa nghe thuyết minh, vừa xem hình ảnh chuyển động trên máy chiếu.

Là đơn vị đầu tiên tiếp nhận “Hộp kể chuyện”, bà Đoàn Thị Trang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ vui mừng khi có thêm kênh tương tác mới với khách tham quan thông qua thiết bị công nghệ này. Theo bà Đoàn Thị Trang, Bảo tàng đang trong quá trình bàn bạc, tiếp tục bổ sung tài liệu, hiện vật, những câu chuyện thú vị, có thêm nhiều ý tưởng phát huy tối đa các giá trị hiện vật, tư liệu quý, những câu chuyện ý nghĩa mà hệ thống bảo tàng đang nắm giữ. Qua đó, hình ảnh của các bảo tàng sẽ đến gần hơn với người dân Thành phố và du khách.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cho rằng, thời gian tới, bên cạnh 4 câu chuyện đang có trong “Hộp kể chuyện”, đơn vị sẽ nghiên cứu để đưa thêm nhiều câu chuyện về hiện vật, văn hóa, lịch sử để khách tham quan có thể lựa chọn và biết nhiều hơn về hệ thống bảo tàng ở Thành phố; từ đó, chung tay góp sức cùng giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thị Thắm, ngoài đặt ở bảo tàng, những chiếc “Hộp kể chuyện” có thể đưa ra ngoài các không gian công cộng như: đường phố, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… để công chúng được chiêm ngưỡng, trải nghiệm. Chính sự kết hợp giữa bảo tàng và công nghệ khiến các hiện vật trở nên sinh động hơn, kéo gần khoảng cách giữa du khách với các hoạt động lịch sử của bảo tàng; đồng thời, khơi gợi sự hứng thú, ham muốn tìm hiểu của thế hệ trẻ.

Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.