Mối nguy cho cộng đồng từ người mắc COVID-19 không triệu chứng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo các chuyên gia, những trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 80%). Hơn nữa, ngay cả người đã được tiêm vắc-xin vẫn có thể nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng, nguy cơ cao làm lây lan mầm bệnh cho cộng đồng.
Mối nguy cho cộng đồng từ người mắc COVID-19 không triệu chứng

Đặc điểm của người nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng

Người đang mang mầm bệnh SARS-COV-2 không triệu chứng nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh, vì vậy rất dễ làm lây lan virus cho người xung quanh và họ cũng không thể biết để tránh bị lây bệnh. Nguy hiểm nhất là khi người mang mầm bệnh SARS-COV-2 không triệu chứng đi đến nơi đông người (bến tàu, bến xe, siêu thị, câu lạc bộ, chợ, trường học, công sở…).

Người mang SARS-COV-2 không triệu chứng cũng có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn sau của bệnh do sức đề kháng của người đó giảm sút vì một lý do nào đó, nhất là sức đề kháng giảm do mắc bệnh nhiễm trùng cấp (viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản..). Vì vậy, đã từ lâu “người mang mầm bệnh không triệu chứng” đã được các nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm rất quan tâm bởi sự lây lan cho cộng đồng.

Ngay cả khi đã tiêm chủng vắc-xin COVID-19 nhưng không được chủ quan, lơ là, bởi vì người đã được tiêm vắc-xin sẽ không bị bệnh COVID-19 nhưng vẫn có thể nhiễm SARS-COV-2 nhưng không có triệu chứng (vì cơ thể đã có kháng thể chống SARS-COV-2 do tiêm vắc-xin tạo ra), vì vậy, họ vẫn phải thực hiện “5K” một cách nghiêm túc như bao người dân khác.

Ai là người mang SARS-COV-2 không triệu chứng?

Những người mang SAR-COV-2 không triệu chứng là những người đã bị SARS-COV-2 xâm nhập cơ thể nhưng do sức đề kháng của cơ thể mạnh nên ức chế được sự phát triển (nhân lên) của SAR-COV-2 nên không thể gây bệnh.

Mối nguy cho cộng đồng từ người mắc COVID-19 không triệu chứng ảnh 1
Thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Do đó không xuất hiện triệu chứng lâm sàng hoặc do số lượng virus xâm nhập cơ thể ít chưa thể gây bệnh được ngay, vì vậy, chưa có (chứ không phải là không có) triệu chứng lâm sàng nào xuất hiện. Với dạng này, virus vẫn tồn tại trong cơ thể nhưng chưa thể gây bệnh, khi nào sức đề kháng của cơ thể suy giảm lúc đó virus sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.

Bên cạnh đó có một số người mang mầm bệnh SARS-COV-2 không triệu chứng khác, đó là người mà mầm bệnh đã xâm nhập cơ thể, chúng đang ở giai đoạn thích nghi với điều kiện mới để nhân lên và gây bệnh, gọi là thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh). Người nhiễm SARS-COV-2 không triệu chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của SARS-COV-2, số lượng SARS-COV-2 xâm nhập và sức đề kháng của cơ thể...

Ở giai đoạn này người bệnh cũng không thể biết, những người xung quanh, người tiếp xúc trực tiếp cũng không thể biết và ngay cả cán bộ y tế cũng không thể biết được người này có mang mầm bệnh. Và điều nguy hiểm nhất nhiễm SARS-COV-2 ở những người này rất dễ lây lan ra xung quanh, lây cho những người giao tiếp, đặc biệt là những người tiếp xúc gần, nhất là các biến chủng mới có tính lây lan rất mạnh.

Ngoài ra có một số người mang mầm bệnh SARS-COV-2 không triệu chứng là do virus chưa xâm nhập cơ thể cho nên không làm tổn thương cơ thể, vì vậy, chưa biểu hiện triệu chứng (chúng đang ở ngoài cơ thể như da, niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân... do tiếp xúc với tay vịn cầu thang, sàn nhà, quần áo người bệnh, bắt tay người bệnh…).

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.