Mua đất trong quy hoạch treo vì 'giá mềm', cẩn thận 'sai 1 ly, đi 1 dặm'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều khu vực có quy hoạch treo vài chục năm nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, người dân vẫn được giao dịch, tuy nhiên nếu không tìm hiểu kĩ vấn đề này, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro, bất lợi.
Meey Map tiên phong trong cập nhật dữ liệu quy hoạch.
Meey Map tiên phong trong cập nhật dữ liệu quy hoạch.

Giao dịch “ầm ầm” đất quy hoạch treo

Quy hoạch treo không chỉ gây lãng phí đất đai mà còn mang đến hàng loạt bất cập cho dân cư tại khu vực đó và người mua nhà. Hiểu một cách đơn giản, đây là quy hoạch sử dụng đất treo với tình trạng diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, ghi trong kế hoạch sử dụng đất và dự kiến sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng không đúng tiến độ. Chính vì vậy, việc giao dịch, mua bán bất động sản ở các khu vực này vẫn diễn ra.

Lê Phong, nhân viên một công ty truyền thông tại Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đang cần tìm nhà ở để tiện cho công việc. Phong tìm kiếm nhà trên internet và phát hiện tại phường Xuân La, Tây Hồ gần đó nhiều căn nhà có giá cả khá rẻ so với khu vực. Trong khi nơi này cách chỗ làm không xa, lại gần nhiều tiện ích lớn, đặc biệt chỉ một quãng ngắn là ra tới Hồ Tây.

Vì đăng thông tin lên các hội nhóm, Phong được nhiều môi giới gọi điện chào mời mua nhà. Từ đây, Phong biết được ngõ 445 Lạc Long Quân đang có một quy hoạch treo đã nhiều năm. Môi giới cho biết dù khu vực này có giá mềm hơn, nhưng nhìn chung vẫn khá cao, hầu như không còn căn nào dưới 3,5 tỉ đồng. Những căn nhà được rao bán với giá 2,5 tỉ đồng đều là “ảo”.

Mua đất trong quy hoạch treo vì 'giá mềm', cẩn thận 'sai 1 ly, đi 1 dặm' ảnh 1

Giá cả nhà đất trong khu vực quy hoạch treo vẫn tăng mạnh so với năm ngoái.

Được biết, trên địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội có một khu được quy hoạch làm đất công cộng đô thị và cây xanh theo quy hoạch phân khu H2-1 của TP.Hà Nội. Khu đất này dự kiến được sử dụng để xây dựng dự án Nhà hát Thăng Long và trụ sở các bộ, ngành. Tổng diện tích của khu đất khoảng 16 ha và hiện nay có nhiều tuyến đường nội bộ và khu dân cư. Theo quy hoạch, các tuyến đường nội bộ trên khu đất trong tương lai sẽ không còn, khu dân cư hiện có sẽ phải di dời.

Giải pháp cứu nguy cho nhà đầu tư

Theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: Hiện nay, thông tin mua bán đất rất nhiều, giống như một cái “chợ”, đất đai như một mặt hàng và sẽ có mặt hàng tốt, mặt hàng xấu, có hàng thật cũng có hàng giả, hàng nhái. Mạng xã hội cũng có hai mặt nên người dân, nhà đầu tư phải hết sức tỉnh táo để lựa chọn cho đúng. Nếu không sẽ rơi vào “bẫy”, nhất là mua đất không chính chủ, không có chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ qua trao tay.

Có một số kênh giúp nhà đầu tư tìm kiếm các thông tin quy hoạch như kiểm tra trên sổ đỏ khi giao dịch mua bán. Theo điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, thông tin này sẽ được ghi trực tiếp tại phần Ghi chú trong sổ đỏ, trong đó thể hiện rõ phần đất (diện tích bao nhiêu m2) thuộc diện quy hoạch gì, khi bị thu hồi có được đền bù không...

Cách thứ hai là liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền như Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể. Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không?

“Đây là cách kiểm tra quy hoạch đất an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ hơi tốn thời gian và công sức, nhất là khi không ở gần trung tâm hành chính. Trường hợp số lượng người có nhu cầu kiểm tra đất quy hoạch quá đông cũng có thể dẫn đến tình trạng quá tải, mất thời gian chờ đợi bởi cơ quan nhà nước không thể phản hồi kịp hết những thắc mắc.”

Ngoài ra, người dân có thể nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

“Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà đầu tư có thể kiểm tra quy hoạch đất online rất đơn giản, nếu đang không biết xem bản đồ quy hoạch ở đâu có thể sử dụng các app tra cứu trực tuyến để tham khảo trước khi tới các cơ quan chức năng để trực tiếp xem dữ liệu đất đai mà mình đang quan tâm”. Ông Tùng nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, Meey Map được giới chuyên môn và người sử dụng đánh giá cao bởi những tiện ích mà ứng dụng này mang lại. Đây là một nền tảng bản đồ tra cứu quy hoạch trực tuyến do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land nghiên cứu và phát triển, được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa công nghệ GIS và bản đồ trực tuyến (công nghệ GIS chạy trên nền web) hỗ trợ người dùng tìm kiếm các thông tin về vị trí, thông tin giao dịch, thông tin quy hoạch của Bất động sản đang được mua bán, sang nhượng, cho thuê. Với tầm nhìn trở thành một nền tảng bản đồ chuyên biệt cho lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, trong tương lai sẽ chinh phục thị trường quốc tế. Đồng thời, tiến tới cung cấp thông tin cho các ngành kinh tế thiết yếu khác ngoài bất động sản.

Điểm khác biệt của Meey Map đó là định hướng phủ kín dữ liệu quy hoạch toàn quốc trên một bản đồ, bao gồm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Hỗ trợ nhà đầu tư và người giao dịch bất động sản tra cứu quy hoạch nhanh, mọi lúc mọi nơi, áp dụng tra cứu theo tọa độ GPS và định vị vị trí để tra cứu nhanh khi đang đi khảo sát đất trực tiếp. Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, hiện đại đem lại trải nghiệm mượt mà và luôn hướng tới nhu cầu của người dùng để ngày càng cải tiến, hoàn thiện. Mặt khác, ứng dụng được kết nối với các tiện ích khác trong hệ sinh thái, bổ trợ lẫn nhau như tích hợp tin đăng cho phép tìm kiếm thông tin giao dịch bất động sản trên bản đồ hay hướng tới cho phép tìm kiếm môi giới xung quanh.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.