Mỹ đang lặp lại những sai lầm của Liên Xô ở Trung Đông?

(Ngày Nay) - Trong bối cảnh trật tự quốc tế cũ đang sụp đổ, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế bá chủ khi các quốc gia trong khu vực Trung Đông ngày càng độc lập và tự quyết.
Mỹ đang lặp lại những sai lầm của Liên Xô ở Trung Đông?

Theo nhận định của chuyên gia Timofe Bordachev, Giám đốc chương trình của Câu lạc bộ Valdai (Nga) trên kênh RT ngày 21/8, cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đang là tâm điểm của căng thẳng ở Trung Đông. Dù tình hình đang leo thang, nhưng không quốc gia nào trong khu vực thực sự muốn đẩy mọi chuyện đến mức bùng nổ một cuộc xung đột toàn diện. Điều này phản ánh một sự cân bằng mới đang dần hình thành khi trật tự quốc tế cũ đã sụp đổ và một trật tự mới vẫn chưa hoàn toàn xuất hiện.

Trung Đông hiện nay đang trải qua một giai đoạn thử nghiệm về sự độc lập của các quốc gia trong khu vực. Mỗi quốc gia, bao gồm cả Israel, Iran và các nước Arab, đều muốn hành động theo lợi ích riêng của mình. Sự độc lập này là một yếu tố quan trọng giúp khu vực tránh được những hành động liều lĩnh và nguy hiểm, điều mà trong quá khứ đã từng xảy ra dưới áp lực từ các cường quốc bên ngoài.

Tuy nhiên, chính sự độc lập này lại đang trở thành thách thức lớn đối với Mỹ, quốc gia vẫn đang tìm cách duy trì vị thế bá chủ của mình ở khu vực. Sự thay đổi cơ bản này đã tạo ra một tình huống mà các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không còn là "sản phẩm" từ các kế hoạch của Mỹ. Điều này làm cho Washington mất đi khả năng kiểm soát như đã từng có, tương tự như những gì Liên Xô đã trải qua trong quá khứ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng đã có những sai lầm trong cách tiếp cận với Trung Đông. Chính sách của họ tập trung vào việc đối đầu với Mỹ và các đồng minh mà không xem xét kỹ lưỡng các yếu tố chính trị nội bộ của khu vực. Liên Xô không quan tâm đến sự đa dạng văn hóa, tôn giáo của khu vực này, và điều này đã hạn chế khả năng ra quyết định linh hoạt và hiệu quả.

Ngày nay, Mỹ cũng đang rơi vào cái bẫy tương tự. Chính sách của Washington đang ngày càng dựa trên những lợi ích riêng mà không xem xét đến nhu cầu thực tế của các quốc gia trong khu vực. Kết quả là, Mỹ đang dần mất đi sự ảnh hưởng của mình khi các quốc gia Trung Đông tự quyết định hướng đi của họ mà không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài.

Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga ở Trung Đông là minh chứng cho sự thay đổi này. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện các dự án đầu tư lớn và làm trung gian cho các thỏa thuận quan trọng, Nga cũng không áp đặt ý chí của mình lên khu vực như Liên Xô đã từng làm. Chính sách hiện tại của Nga không nhằm đối đầu với Mỹ mà là một phần của chiến lược rộng hơn để tạo ra một trật tự quốc tế "công bằng hơn". Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Liên Xô trước đây, nơi mà cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trở thành mục đích chính.

Điều đáng chú ý là ngay cả Israel, một đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng không còn là đại diện đơn thuần cho lợi ích của Washington. Chính sự độc lập này của các quốc gia trong khu vực đã khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, tương tự như những gì Liên Xô đã từng trải qua khi mất khả năng kiểm soát các “đối tác cấp dưới” của mình.

Một trong những sai lầm lớn nhất của Liên Xô ở Trung Đông là việc không tính đến sự đa dạng tôn giáo và văn hóa trong khu vực, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác và gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của họ. Mỹ hiện đang mắc phải lỗi tương tự khi không chú trọng đến những yếu tố này trong chính sách của mình. Thay vì lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trong khu vực, Washington chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của mình, dẫn đến một tình trạng bế tắc kéo dài.

Cuối cùng, chuyên gia Bordachev cho rằng bài học từ lịch sử cho thấy rằng việc tìm cách áp đặt quyền lực lên một khu vực phức tạp và đa dạng như Trung Đông là một sai lầm chiến lược. Liên Xô đã phải trả giá cho những sai lầm của mình khi mất đi ảnh hưởng toàn cầu. Mỹ, với chính sách hiện tại, đang đứng trước nguy cơ lặp lại những sai lầm này.

Theo TTXVN
Tổ chức Tết Trung thu phù hợp, ưu tiên tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Tổ chức Tết Trung thu phù hợp, ưu tiên tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(Ngày Nay) - Trước tình hình nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đang tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, ngày 12/9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nội dung về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thăm và làm việc tại LB Nga
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thăm và làm việc tại LB Nga
(Ngày Nay) - Nhận lời mời của Đại tướng Sergey Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn đã thăm và dự Hội nghị Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước tổ chức tại St. Petersburg.
UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon. Ảnh: UNESCO
UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon
(Ngày Nay) - Trong chuyến thăm chính thức tới thành phố Yaoundé (Cameroon), Tổng giám đốc UNESCO đã công bố huy động 44,5 triệu USD (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) cho giáo dục tại Cameroon. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hiện đại hóa chương trình giảng dạy tại trường học và đào tạo hơn 28.000 chuyên gia giáo dục.
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
(Từ trái sang) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Ngoại trưởng Anh David Lammy tại cuộc gặp ở Kiev ngày 11/9.
Phương Tây hối thúc Ukraine tính toán phương án B
(Ngày Nay) - Ukraine đang chịu áp lực từ phương Tây để điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh Nga tiếp tục đạt được những bước tiến dù chậm chạp. Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy Kiev đưa ra một kế hoạch thực tế hơn, có thể đạt được trong năm tiếp theo, nhằm duy trì sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh.