Mỹ phẩm thiên nhiên “tự chế” được sản xuất như thế nào?

(Ngày Nay) - Trong ma trận mỹ phẩm lậu bán tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng cần nhắc đến một vấn nạn khác cũng đang hoành hành thời gian gần đây, đó chính là mỹ phẩm tự chế hay còn gọi là “kem trộn”, “mỹ phẩm trộn”. 
Mỹ phẩm thiên nhiên “tự chế” được sản xuất như thế nào?

Xưởng sản xuất trong khu đô thị

Mặc dù Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng được quảng cáo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu, hẳn nhiều khách hàng đã trót bỏ tiền để mua các sản phẩm này sẽ vô cùng bất ngờ.

Do trên bao bì và nhãn mác sản phẩm của “hãng” Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng đều không ghi tên nhà sản xuất và đơn vị phân phối, nên việc “truy” ra trụ sở của đơn vị này là vô cùng khó khăn. Và để làm rõ nguồn gốc xuất xứ của loại mỹ phẩm “3 không” nói trên, PV ANTĐ đã bỏ ra nhiều ngày lần theo đường đi của các nhân viên giao hàng.

Hàng ngày, cứ vào các buổi tối tại Bến xe Giáp Bát luôn xuất hiện một thanh niên đi trên chiếc xe máy Honda Wave mang BKS: 30K7-1671 chở theo những thùng carton nặng trịch để giao cho các nhà xe vận chuyển đi các tỉnh. Bên trong những chiếc thùng này là hàng trăm chai dầu gội đầu, tinh dầu xịt tóc, gel ủ tóc, bột ngũ cốc, các lọ serum... và chúng đều được sản xuất “chui”. Tất cả đều mang nhãn hiệu Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng.

Mỹ phẩm thiên nhiên “tự chế” được sản xuất như thế nào? ảnh 1

Ngoài nhiệm vụ buổi tối “ship” sản phẩm đi các tỉnh theo những đơn hàng của khách, đại lý hoặc nhà phân phối đặt mua trên mạng thì ban ngày, thanh niên nói trên còn có nhiệm vụ chở các can hóa chất loại 20l, các thùng nguyên liệu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc để đưa về tập kết tại sảnh 1 tòa nhà tại khu đô thị số 458 đường Minh Khai.

Từ sảnh, số hóa chất nói trên sẽ được tiếp vận bằng xe đẩy lên thang máy để đưa tới căn hộ nằm trên tầng 7. Bên trong căn phòng luôn “ra đóng, vào mở” này là cả chục người tham gia vào các công đoạn chế biến, gia công, dán nhãn mác, đóng gói để cho ra các loại sản phẩm được gắn mác “có nguồn gốc thiên nhiên”.

Chúng tôi đã thu thập một số chủng loại can, chai, lọ hóa chất không nhãn mác mà thanh niên này chuyển đến, sau đó được chủ hộ thải bỏ thì nhận thấy đó là các loại hóa chất, hương liệu có mùi giống như nước rửa bát hương chanh, hương bưởi do các xưởng hóa chất gia công tự chế.

Ngoài ra còn có các bao bì đựng một loại hóa chất có mùi hương dừa được in toàn chữ Thái Lan, nhưng cũng không rõ nhà sản xuất và đơn vị nhập khẩu. Chính số hóa chất này sau khi được chủ xưởng tự pha trộn sẽ trở thành Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng có công dụng: “Ngăn rụng tóc, chống hói tóc, nuôi dưỡng chân tóc mọc dày trở lại nhanh chóng”, “Giảm tóc khô xơ, phục hồi tóc chẻ ngọn, thấm sâu da đầu nuôi dưỡng tóc chắc khỏe”. Và nếu chứng kiến điều đó, hẳn niềm tin về Mỹ phẩm thiên nhiên Nga Hoàng “được chiết xuất từ tinh dầu hoa bưởi, vỏ bưởi, Vitamin B5... không chất hóa học” trong tâm trí khác hàng sẽ ít nhiều bị... lung lay.

Học sản xuất mỹ phẩm, dễ như ăn kẹo

Hiện nay, để có công thức sản xuất mỹ phẩm là một việc không hề khó. Chỉ cần gõ cụm từ “dạy sản xuất mỹ phẩm” trên trang tìm kiếm thì chỉ trong chưa đầy 1 giây đã cho ra hơn 3,6 triệu kết quả. Liên kết vào các đường link này, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào các lớp học cấp tốc chỉ trong vài ba ngày với giá học phí chưa tới 3 triệu đồng để thuộc nằm lòng đủ mọi công thức tự chế bất kỳ loại mỹ phẩm nào như: sữa rửa mặt, kem làm trắng da, dầu gội đầu, son môi hay thậm chí cả... nước tẩy bồn cầu.

Mỹ phẩm thiên nhiên “tự chế” được sản xuất như thế nào? ảnh 2

Dĩ nhiên việc dạy là một chuyện, còn việc các học viên sau đó đem áp dụng “kiến thức” lĩnh hội của thầy vào mục đích gì thì chỉ có... trời mới biết. Là người đã học qua nhiều lớp mỹ phẩm, chị Nguyễn Thu Lan - một đại lý của hãng mỹ phẩm L’Oreal cho biết, nhiều học viên học cùng chị sau này đều về mở cơ sở sản xuất mỹ phẩm “chui” và bán cũng khá đắt hàng.

Điểm giống nhau của các cơ sở như thế này là đều không đăng ký kinh doanh, không được cấp phép, cũng chẳng có ai thẩm định chất lượng, nguyên liệu sản xuất đầu vào thì thuộc loại “thượng vàng hạ cám”. Nhiều người khẳng định họ nhập nguyên liệu tốt, những lại chẳng có gì để chứng mình điều đó.

Ngay cả nguyên liệu dù có tốt đến mấy đi nữa thì quy trình chế biến, sản xuất cũng cực kỳ tạm bợ hoặc thủ công, trong khi về nguyên tắc để sản xuất mỹ phấm luôn có những quy định rất ngặt nghèo. Đó là dụng cụ, nhà máy phải được khử trùng, bao bì, vỏ hộp phải được làm sạch. Với những yêu cầu đó có thể khẳng định, nếu không làm bài bản và được cơ quan chức năng thẩm định thì không bao giờ có thể cho ra những sản phẩm mỹ phẩm đạt yêu cầu.

Đấy là chưa kể hiện nay hầu như tại các lớp dạy sản xuất mỹ phẩm đều kiêm luôn khâu bán nguyên liệu và nguồn hàng thì chẳng cần quen biết, bất cứ ai cũng có thể tìm mua trên mạng với số lượng lớn. Đây là nguồn thu chính còn lớn hơn cả nguồn thu từ học phí của học viên.

Theo ANTĐ

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.