Năm 2024 là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 16/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 9 của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự phiên họp thảo luận, đánh giá tình hình, đề xuất giải pháp rút ngắn tiến độ các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ/mỹ thuật công trình - Ảnh: VGP
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự phiên họp thảo luận, đánh giá tình hình, đề xuất giải pháp rút ngắn tiến độ các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ/mỹ thuật công trình - Ảnh: VGP

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Ban quản lý dự án, các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các nhà đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp.

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cả nước đang thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, trong đó có động lực về đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân và đầu tư toàn xã hội.

Nhấn mạnh đầu tư công có vai trò quan trọng, dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.

Cùng với hiệu quả thúc đẩy động lực tăng trưởng, việc tập trung giải ngân đầu tư công, với các dự án giao thông được đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; tạo không gian phát triển mới vì đường đi đến đâu, mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là phát triển công nghiệp, các khu đô thị, dịch vụ…

"Điều đó khẳng định việc Đảng, Nhà nước xác định tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, là yếu tố quyết định cho sự phát triển trước mắt và lâu dài,", Thủ tướng khẳng định. Mỗi công trình giao thông đều mang sứ mệnh riêng, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tựu chung lại đều rất quan trọng và là đột phá chiến lược.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong những năm vừa qua, việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đã được thúc đẩy, tạo ra phong trào, xu thế, "không chỉ Trung ương mà địa phương cũng làm được". Năm 2021-2022 là giai đoạn khởi động, chuẩn bị và phê duyệt dự án, năm 2023 triển khai đồng loạt, năm 2024 được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm.

Đánh giá 2023 có thể nói là một năm thành công về phát triển hạ tầng-một trong 3 đột phá chiến lược, Thủ tướng biểu dương các địa phương, các bộ, ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn và nhân dân có dự án đi qua đã có nhiều nỗ lực, triển khai đồng bộ, nhất là với khí thế làm việc "xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", "vươt nắng, thắng mưa", "làm việc 3 ca, 4 kíp", " ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thúc đẩy triển khai các công trình, dự án hạ tầng giao thông, càng làm càng trưởng thành cả về tư duy, nhận thức, hành động.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, một số công trình, dự án có tiến độ triển khai vẫn chậm do thủ tục đầu tư kéo dài; giải phóng mặt bằng chậm; chưa chủ động nguyên vật liệu do vướng mắc quy định; chế độ, chính sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân nỗ lực tập trung thúc đẩy các dự án chưa kịp thời; các chủ thể liên quan cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn…

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự phiên họp thảo luận, đánh giá tình hình, đề xuất giải pháp rút ngắn tiến độ các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ/mỹ thuật công trình, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh, cảnh quan môi trường. Đồng thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sử dụng vốn ODA, sử dụng cát biển vào xây dựng các công trình giao thông…

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 05 phiên họp Ban Chỉ đạo và cùng các Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp kiểm tra hiện trường các công trình, dự án; đã chỉ đạo, ban hành nhiều chỉ thị, công điện, văn bản để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Ngay trong những ngày đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình hạ tầng giao thông và tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng.

Trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 Tết Giáp Thìn, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra, chúc Tết, tại 05 dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, động viên khích lệ người lao động.

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm, sự nỗ lực triển khai của các bộ, ngành, địa phương, nhiều khó khăn, vướng mắc tồn tại từ lâu tại một số dự án đã được tập trung xử lý; công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đã được đẩy nhanh, nhiều dự án đã được khởi công trong năm 2023; nhiều công trình dự án đã được khánh thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư.

Với các dự án mới triển khai, đa số đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra; kết quả giải ngân của các dự án đều đạt ở mức cao hoặc vượt yêu cầu. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Hiện nay, cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai TPHCM.

Dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông đã hoàn thành 9/11 dự án thành phần giai đoạn 2017-2020 và dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ theo đúng kế hoạch, nâng tổng số đường cao tốc lên 1.892 km, trong đó riêng năm 2023 là 475 km; 2 dự án còn lại đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, các chủ đầu tư, nhà thầu đang tích cực triển khai để hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với 12 dự án thành phần giai đoạn 2021-2025, mặc dù năm đầu triển khai còn vướng mắc nhiều về mặt bằng và vật liệu xây dựng nhưng các chủ đầu tư, nhà thầu đã nỗ lực tổ chức thi công, bám sát tiến độ đề ra.

Đối với 5 dự án đường bộ cao tốc trục Đông-Tây và đường vành đai, tiến độ triển khai còn chậm, trừ một số gói thầu do TPHCM và Long An (đường Vành đai 3), Hà Nội (đường Vành đai 4), Bà Rịa-Vũng Tàu (đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu), Đắk Lắk và Khánh Hòa (Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột) làm cơ quan chủ quản triển khai cơ bản đáp ứng kế hoạch.

Các dự án cao tốc khác như Tuyên Quang-Hà Giang đoạn qua tỉnh Hà Giang; Cao Lãnh-An Hữu; Bến Lức-Long Thành đang được các chủ đầu tư, nhà thầu triển khai bám sát tiến độ đề ra.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội và dự án Bến Thành-Suối Tiên, đang được Hà Nội và TPHCM rà soát, tháo gỡ các vướng mắc trong hợp đồng, thực hiện đào tạo nhân sự, hoàn tất các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, nghiệm thu công trình, chứng nhận an toàn hệ thống để phấn đấu vận hành đoạn tuyến Nhổn-ga Hà Nội và dự án Bến Thành-Suối Tiên vào tháng 7/2024.

Đối với dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, các gói thầu đang tổ chức thi công như gói thầu 5.10 Nhà ga hành khách, gói thầu xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay đã được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chỉ đạo các nhà thầu tích cực triển khai bám sát tiến độ. Các gói thầu chưa khởi công thuộc dự án thành phần 1 xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, dự án thành phần 4 xây dựng các công trình thiết yếu đang được các cơ quan chủ quản triển khai các thủ tục đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư. Gói thầu Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được ACV triển khai thi công, bám sát tiến độ đề ra, đến nay giải ngân đạt 2.477/10.825 tỷ đồng (23%)…

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.