Các quá trình xã hội hóa về bản chất có liên quan đến bất bình đẳng giới về mặt cấu trúc: bạo lực, hung hăng và quyền lợi tình dục thường được coi là những biểu hiện thích hợp về “cách cư xử như một người đàn ông” trong các xã hội khác nhau.
Để đánh dấu Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, UNESCO đã tổ chức một hội nghị bàn tròn cấp cao trực tuyến để thảo luận về những gì cần thiết để xóa bỏ những hành vi và tâm lý bạo lực gây hại cho phụ nữ và trẻ em gái, cách để giáo dục nam giới và trẻ em trai nói không với mọi chuẩn mực giới độc hại và tư duy dẫn đến bạo lực trên cơ sở giới và cách biến cam kết này thành những hành động cụ thể tạo ra sự khác biệt lâu dài.
Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học, Xã hội và Nhân văn, bà Gabriela Ramos, đã mở đầu cuộc thảo luận bằng cách nhấn mạnh vai trò của nam giới khi từ chối hành vi để trở thành chất xúc tác tích cực cho sự thay đổi. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động thông qua hoạch định chính sách hòa nhập với các chương trình giáo dục sửa đổi và cân bằng trong giáo dục con trẻ giữa cha và mẹ.
Ông Chris T. Foley - Luật sư, Trung tâm Tài nguyên Luật.
Các tham luận nhấn mạnh vào thực tế rằng thứ mà chúng ta gọi là bạo lực đối với phụ nữ, thực tế là bạo lực của đàn ông đối với phụ nữ. Nó bắt nguồn từ các mô hình quyền lực và sự trừng phạt, đòi hỏi các quốc gia và xã hội dân sự cần phải hành động cùng nhau để ngăn chặn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông có nhiều hành động bạo lực đối với phụ nữ là những người đàn ông đã chứng kiến bạo lực trong quá trình trưởng thành. Về vấn đề này, cần hỗ trợ xã hội cho trẻ em cũng như giáo dục về sự đồng thuận và các hình thức thể hiện nam tính lành mạnh.
Cuộc thảo luận cũng tập trung vào vai trò của truyền thông và văn hóa trong việc tuyên truyền và chống lại những định kiến sai trái về cái gọi là nam tính. Văn hóa và các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tinh thần và hành vi của nam giới.
Trong bài phát biểu kết luận, bà Gabriela Ramos đã đưa ra Lời Kêu gọi Hành động nhằm xây dựng luật pháp và nguồn lực tốt hơn nhằm giải quyết cụ thể vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong thế giới mới hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Kêu gọi Hành động là một sự khuyến khích mở rộng các nỗ lực của UNESCO nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và thực hiện các cam kết để:
- Nhận thức rằng việc xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự của khu vực công và tư nhân;
- Tăng cường thể chế và khuôn khổ pháp lý để hình sự hóa và truy tố các hành vi này một cách hiệu quả hơn.
- Xóa bỏ những định kiến và chuẩn mực văn hóa sai trái trong đó dung thứ cho bạo lực.
- Tận dụng sức mạnh chuyển đổi của giáo dục và khoa học để thúc đẩy hòa bình, tôn trọng sự đa dạng và nâng cao nhận thức về tác hại của định kiến giới đối với xã hội;
- Tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn về các cách hiệu quả để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời sử dụng dữ liệu này để cung cấp thông tin về các chính sách, luật pháp và thực tiễn.
- Xác định và hỗ trợ các cách thức sáng tạo để thu hút nam giới và trẻ em trai nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn bạo lực trước khi nó xảy ra.
- Khởi động các cuộc vận động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bằng cách thu hút sự tham gia thực sự của nam giới và trẻ em trai tạo ra sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng.
Cuối cùng, Phó Giám đốc Điều hành UN Women, bà Åsa Régner đã tham gia cuộc trò chuyện với một thông điệp qua video bằng cảnh báo rằng các biện pháp được thực hiện để chống lại bạo lực đối với phụ nữ trên toàn thế giới thường mang tính đột xuất, không được thực hiện đầy đủ hoặc ít được đầu tư đúng mức.
Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới thông qua các sáng kiến như Sáng kiến Tiêu điểm của Liên hợp quốc-EU và Diễn đàn Bình đẳng thế hệ, sẽ diễn ra tại Mexico và Paris vào năm tới, và Liên minh Hành động về bạo lực trên cơ sở giới. Sự hợp tác giữa các quốc gia, cơ quan, giữa khu vực công và khu vực tư nhân là điều cần thiết nếu chúng ta muốn đạt được bình đẳng giới.