Liên Hợp Quốc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong đại dịch COVID-19

(Ngày Nay) - Tổ chức Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (Phụ nữ LHQ) khẳng định bạo lực gia đình đã là một trong những vi phạm nhân quyền lớn nhất. 
Liên Hợp Quốc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong đại dịch COVID-19

Cụ thể, khoảng 243 triệu phụ nữ và trẻ em gái (trong độ tuổi 15-49) đã bị đối tượng là người thân bạo hành tình dục hoặc thể xác trong vòng 12 tháng qua. 

Giám đốc điều hành Phumzile Mlambo-Ngcuka quan ngại rằng nếu đại dịch COVID-19 tiếp tục, con số này có thể sẽ tăng lên.

Bạo lực gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng

Sự gia tăng bạo lực giữa các cá nhân trong thời gian khủng hoảng cũng được ghi nhận. Việc đánh giá thấp tình trạng này đã dẫn đến chậm phản ứng và quá trình thu thập dữ liệu trở thành một thách thức. Dưới 40% phụ nữ bị bạo hành tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc báo cáo lên các cơ quan chức năng. Trong số những người phụ nữ tìm kiếm kêu gọi sự giúp đỡ, dưới 10% tìm đến những cơ quan cảnh sát.

Tuy nhiên, dữ liệu ban đầu cho thấy các đường dây trợ giúp ở Singapore và Síp ghi nhận số lượng các cuộc gọi tăng hơn 30%. Ở Úc, 40 % công nhân tiền tuyến ở New South Wales báo cáo yêu cầu trợ giúp về tình trạng bạo hành. Tại Pháp, các vụ bạo lực gia đình đã tăng 30% kể từ quyết định giãn cách xã hội vào 17 tháng 3. Tại Argentina, các cuộc gọi khẩn cấp về bạo lực gia đình đã tăng 25% kể từ khi giãn cách xã hội vào ngày 20 tháng 3.

Điều không may là mọi quốc gia trong khu vực đều đã quá quen thuộc với vấn nạn bạo lực gia đình, theo Văn phòng khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Châu Âu.

Tại Vương quốc Anh, các cuộc gọi, email và lượt truy cập trang web tới Respect, tổ chức từ thiện bạo lực gia đình quốc gia, đã tăng 97%, 185% và 581%. Trong 3 tuần đầu kể từ giãn cách bởi COVID-19, 14 phụ nữ và 2 trẻ em đã bị sát hại ở quốc gia này.

Bà Mlambo-Ngcuka cho  biết yêu cầu cách ly tại nhà đã khởi phát cho cơn bão bạo lực gia đình đằng sau cánh cửa đóng kín, làm gia tăng căng thẳng về an ninh, sức khỏe và tiền bạc.

Trong thông điệp của mình, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho rằng đối với nhiều phụ nữ và trẻ em gái, mối đe dọa COVID-19 hiện ra lớn nhất ở nơi họ nên an toàn nhất - nhà riêng của mình. Cho dù biết việc cách ly và kiểm dịch là rất cần thiết để ngăn chặn COVID-19, tuy nhiên, cũng chính là giam phụ nữ lại cùng với các đối tượng có thể lạm dụng họ.

Ông kêu gọi tất cả các Chính phủ biến việc ngăn chặn và khắc phục bạo lực gia đình đối với phụ nữ trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch đối phó quốc gia của họ. Hơn 140 Chính phủ đã đáp lại lời kêu gọi này.

Nhu cầu về các dịch vụ im lặng và an toàn

Ngoài việc làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi, lo lắng, căng thẳng tài chính và rượu chè, COVID-19 đã thách thức khả năng kết nối và hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực. Đáp lại, các quốc gia đang đưa ra các giải pháp để cung cấp sự an toàn.

Ở Ukraine, Tetyana Franchuk, một nhà tâm lý học thuộc nhóm tâm lý di động xã hội được UNFPA hỗ trợ, đã cung cấp dịch vụ qua các ứng dụng xã hội như Skype, Viber, Zoom và điện thoại kể từ khi việc kiểm dịch bắt đầu. Những nền tảng mới này đã trở nên phổ biến hơn.

Bà chia sẻ rằng nhiều khách hàng cho hay cách làm việc này phù hợp với họ hơn là những cuộc gặp đối mặt. Họ muốn tiếp tục theo cách đó ngay cả sau khi việc cách ly xã hội kết thúc.

Tương tự như vậy, ở Nauy, giáo viên và các nhân viên dịch vụ phúc lợi trẻ em khác đã sử dụng điện thoại di động, thúc đẩy các biện pháp theo dõi trực tiếp nhiều hơn với nhóm trẻ em dễ bị tổn thương.

Ở Pháp, Đức, Ý, Na Uy và Tây Ban Nha, nhiều hiệu thuốc và siêu thị đã trở thành không gian hỗ trợ an toàn. Các nạn nhân có thể được chấp nhận cho phép ra ngoài với lý do đến hiệu thuốc, cửa hàng bán lẻ. Tại đây, họ có thể sử dụng những ám hiệu riêng để thông báo về tình trạng của bản thân và yêu cầu trợ giúp (ví dụ như “Mask 19” – Mặt nạ 19).

Bên cạnh đó, các khách sạn cũng được giao nhiệm vụ để đáp ứng chỗ trú khẩn cấp đối với các nạn nhân.

Theo UN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.