Nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo sơ kết triển khai nội dung Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thuộc Dự án số 7 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với sự tham dự của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, Hội thảo nhằm rà soát, đánh giá tiến độ triển khai các nội dung "Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực của người dân tộc thiểu số" - Dự án 7 giai đoạn 2022-2023.

Đồng thời thảo luận, thống nhất các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình tại địa phương và hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động, theo dõi, giám sát, đánh giá năm 2024.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 90% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế/có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi khu vực miền núi xuống còn 17‰…

Kết quả triển khai ở trung ương năm 2022-2023, đã đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 63 tỉnh, thành phố; Ban hành Quyết định số 2869/QĐ-BYT ngày 13/07/2023 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 39 tỉnh, thành phố tại Hà Giang và Thừa Thiên Huế; Triển khai mô hình điểm về Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại 2 tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.

Tại địa phương, nhóm hoạt động "Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ" đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Đồng thời tổ chức tập huấn cho 566 cán bộ tuyến huyện, 2.870 cán bộ tuyến xã làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, 8.456 cán bộ y tế thôn bản; xây dựng 311 mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời được triển khai tại các xã khu vực III. Đã có hơn 79.000 phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt, 1469 trẻ suy dinh từ 6-23 tháng dưỡng được nhận bổ sung gói đa vi chất…

Đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, dù đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên Chương trình cũng gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Đó là tiến độ phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân vốn còn chậm, kinh phí thực hiện năm 2022 phải chuyển sang năm 2023 thực hiện tiếp; tại một số địa phương kinh phí phân bổ cho nội dung ít, không đủ để triển khai hết các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế như mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế.

Nhiều địa phương, nhất là tuyến huyện, xã chưa thực sự đủ năng lực để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, triển khai hoạt động theo phân cấp quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, trong khi tuyến tỉnh lại chưa tổ chức được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ. Một số tài liệu hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế được ban hành đã lâu và mới được cập nhật kịp thời.

Mặc dù trong Thông tư 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng như Quyết định 2415/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chi trả phụ cấp hằng tháng cho cô đỡ thôn bản nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện chi trả phụ cấp cho cô đỡ thôn bản đang hoạt động. Tương tự, nội dung và mức chi thực hiện 4 gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã được quy định rõ ràng tại Thông tư 55/2023/TT-BTC nhưng còn nhiều địa phương chưa thực hiện.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, trong năm 2024 sẽ chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình; xây dựng kế hoạch và triển khai sớm các hoạt động của Chương trình; ưu tiên bố trí kinh phí để các tỉnh miền núi khó khăn có điều kiện triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động của Chương trình. Đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình đảm bảo chất lượng và tiến độ…

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?