Cách đây không lâu chúng ta không có bằng chứng nào vững chắc về các hành tinh tồn tại bên ngoài Hệ Mặt trời của mình. Được biết đến dưới dạng một “ngoại hành tinh”, nhưng các suy đoán vẫn chỉ là lý thuyết, mãi đến năm 1992 mới chính thức phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Sau đó, một thế giới xa xôi với hàng ngàn “ngoại hình tinh” đã được phát hiện và lập bản đồ.
Chỉ trong vòng một thập kỷ qua, với sự trợ giúp của kính thiên văn vũ trụ Kepler (gần đây đã kết thúc sứ mệnh của nó), con người đã khám phá các hành tinh mới theo cấp độ số nhân, vào tháng 6 vừa qua, ngoại hành tinh thứ 4.000 đã được xác nhận.
Đây là một bước nhảy vọt của ngành thiên văn học cũng như của nhận thức nhân loại, giúp đánh dấu bước tiến của con người vươn xa tới đâu trong việc chinh phục tầm nhìn của mình vào vũ trụ mênh mông. Để dễ hình dung với đối tượng đại chúng, NASA đã tạo ra một video minh họa vị trí của các hành tinh này trên bầu trời đêm dựa theo tốc độ phát hiện của họ. Hãy xem tốc độ phát hiện tăng nhanh cỡ nào khi kính thiên văn vũ trụ Kepler được bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2010.
Hiện Kepler đã khép lại sứ mệnh vĩ đại của nó và “ra đi vĩnh viễn” vào năm ngoái, nhưng di sản của nó đã được các đài quan sát khác như Vệ tinh khảo sát Exoplanet (TESS) tiếp nhận và tiếp tục giúp tìm thấy hơn 700 ứng viên hành tinh mới trong năm đầu tiên được phóng vào vũ trụ.
Theo sau nó, vệ tinh chuyên quan sát ngoại hành tinh của châu Âu (CHEOPS) cũng sẽ được phóng lên không gian vào cuối năm nay và không lâu sau đó kính viễn vọng không gian James Webb của NASA sẽ tiếp lửa vào năm 2021. Hai kính viễn vọng không gian này có thể sẽ làm được nhiều thứ hơn là chỉ quan sát các ngoại hành tinh, chúng có thể góp phần giúp xác định xem bề các mặt hành tinh ngoài hệ mặt trời có hội tụ đủ yếu tố để duy trì sự sống tương tự trên Trái đất hay không.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được phát hiện, bạn có thể vào trang NASA Exoplanet Archive.