NASA phát hiện ngoại hành tinh đại dương có dấu hiệu của sự sống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện sự tồn tại của một đại dương hiếm trên một ngoại hành tinh khổng lồ, cách Trái Đất hàng trăm năm ánh sáng và có dấu hiệu của sự sống.
Ảnh minh hoạ hành tinh đại dương K2-18b và ngôi sao lùn đỏ mà nó quay quanh.
Ảnh minh hoạ hành tinh đại dương K2-18b và ngôi sao lùn đỏ mà nó quay quanh.

Khám phá đầy hấp dẫn này được thực hiện bởi kính viễn vọng James Webb của NASA. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho ngoại hành tinh này là K2-18 b.

NASA cho biết ngoại hành tinh này quay quanh ngôi sao lùn lạnh K2-18, có bán kính gấp 2,6 lần và khối lượng gần gấp 9 lần Trái Đất. Đây là một ngoại hành tinh Hycean - hành tinh có bầu khí quyển giàu hydro và bề mặt được bao phủ bởi nước. Cụ thể, thành phần hóa học của bầu khí quyển trên hành tinh này cho thấy khả năng tồn tại một thế giới đại dương.

“Khí metan và carbon dioxide dồi dào, cũng như không có amoniac trong bầu khí quyển, đã củng cố giả thuyết rằng có thể có một đại dương nước bên dưới bầu khí quyển giàu hydro ở ngoại hành tinh K2-18 b,” NASA tuyên bố.

NASA cho biết bên trong ngoại hành tinh này có thể chứa một lớp băng lớn có áp suất cao, tương tự như sao Hải Vương. Tuy nhiên, K2-18 b có khả năng có bầu khí quyển giàu hydro mỏng hơn và một đại dương. Các hành tinh Hycean thường là đại dương nước, nhưng trên K2-18 b cũng có thể là đại dương quá nóng để có thể sinh sống.

Điều đáng chú ý là các nhà khoa học còn phát hiện một phân tử mang tên Dimethyl sulfide (DMS), loại phân tử chỉ được tạo ra bởi sự sống trên Trái Đất, ở ngoại hành tinh này.

Thông cáo báo chí của NASA cho biết phần lớn DMS trong bầu khí quyển Trái Đất được phát ra từ thực vật phù du trong môi trường biển. Tuy nhiên, sự hiện diện của DMS vẫn chưa được xác nhận và cần phải nghiên cứu thêm.

Ông Nikku Madhusudhan – nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu NASA – cho biết: “Các quan sát sắp tới của Webb sẽ có thể xác nhận liệu DMS có thực sự hiện diện trong bầu khí quyển của K2-18 b ở mức đáng kể hay không”.

Đây không phải là lần đầu tiên NASA tìm thấy dấu hiệu của nước trên các hành tinh khác. Trước đây, các nhà khoa học cũng từng phát hiện hơi nước trên ngoại hành tinh nhỏ hơn, HAT-P-11b, gần bằng kích thước của Sao Hải Vương trong chòm sao Cygnus, cũng cách chúng ta 120 năm ánh sáng. Tuy nhiên, các nhà khoa học rất phấn khích trước phát hiện mới này, dù họ nhấn mạnh điều đó không khẳng định rằng hành tinh này có thể hỗ trợ sự sống.

“Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các môi trường có thể sinh sống đa dạng trong quá trình tìm kiếm sự sống ở những khu vực ngoài Trái Đất. Trước đây, việc tìm kiếm sự sống trên các ngoại hành tinh chủ yếu tập trung vào bầu khí quyền của các hành tinh đá nhỏ hơn, nhưng việc quan sát khí quyển lại thuận lợi hơn đáng kể ở các hành tinh Hycean lớn hơn”, ông Madhusudhan nói.

Sự tồn tại của ngoại hành tinh K2-18 b lần đầu tiên được phát hiện bởi sứ mệnh K2 của NASA hồi năm 2015. Tuy nhiên, công nghệ cải tiến của Webb đã cho phép các nhà khoa học phân tích chi tiết hơn về ngoại hành tinh này và tiết lộ rằng nó có thể là một thế giới đại dương.

“Kết quả này có thể thực hiện được nhờ phạm vi bước sóng mở rộng và độ nhạy chưa từng có của kính viễn vọng Webb, cho phép phát hiện rõ nét các đặc điểm quang phổ chỉ với 2 lần quan sát”, ông Madhusudhan nói.

Google công bố mô hình có khả năng vượt trội về dự báo thời tiết
Google công bố mô hình có khả năng vượt trội về dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Công ty trí tuệ nhân tạo Google Deepmind vừa công bố mô hình dự báo thời tiết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể đưa ra dự báo 15 ngày với độ chính xác và tốc độ vượt trội. Đây được xem công cụ tiềm năng cứu sống con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng.
Quảng bá "Phở số Hà Thành" với ứng dụng công nghệ mới
Quảng bá "Phở số Hà Thành" với ứng dụng công nghệ mới
(Ngày Nay) - Sau khi ra mắt chương trình “Phở số Hà Thành” tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024, từ ngày 6 - 8/12 tới đây, người dân và du khách sẽ tiếp tục được trải nghiệm món phở truyền thống của Hà Nội được chế biến và phục vụ bởi robot thông minh ngay tại “Nhà hàng Phở số” số 13 - 15, phố Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm (Khách sạn Nostalgia).
Phổ Yên- Thái Nguyên: Dự án khu dân cư Đông Tây chậm tiến độ, chủ đầu tư xin được tháo gỡ vướng mắc
Phổ Yên- Thái Nguyên: Dự án khu dân cư Đông Tây chậm tiến độ, chủ đầu tư xin được tháo gỡ vướng mắc
(Ngày Nay) -Công ty TNHH đầu tư đô thị Phổ Yên, chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Đông Tây, phường Đồng Tiến, Tân Hương và Nam Tiến, thành phố Phổ Yên vừa có văn bản kiến nghị tỉnh Thái Nguyên và các ban ngành liên quan đưa ra phương án để dự án được triển khai thực hiện sớm nhất theo đúng quy định của nhà nước.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tham gia Diễn đàn Thanh niên Toàn cầu lần thứ nhất tại Kazakhstan
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tham gia Diễn đàn Thanh niên Toàn cầu lần thứ nhất tại Kazakhstan
(Ngày Nay) - Diễn đàn Thanh niên Toàn cầu lần thứ nhất (First Global Youth Forum) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/2/2025 tại Almaty, Kazakhstan. Đây là một sự kiện đột phá được tổ chức bởi Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (World Federation of UNESCO Clubs and Associations - WFUCA) phối hợp với UNESCO, nhằm thúc đẩy vai trò của thanh niên trong việc đối mặt với các thách thức toàn cầu.